Quản lý Thương hiệu (Brand Manager) là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu hoặc agency. Họ có vai trò phân tích insights của khách hàng và sử dụng chúng để thiết kế chiến lược branding hiệu quả. Vị trí quản lý thương hiệu thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành hoặc có bằng thạc sĩ Marketing với kĩ năng viết, giao tiếp và phân tích số liệu tốt. Những người Quản lý Thương hiệu xuất sắc nhất sẽ ứng dụng khéo léo các thước đo và chỉ số chuyên ngành để trình bày thành tích của họ trong cá công việc trước.
Sử dụng những câu hỏi tình huống mở là cách tốt nhất để xác định một ứng viên giỏi. Bạn cần tìm kiếm một cá nhân luôn chú ý tới hoạt động marketing của thương hiệu đối thủ cũng như phản hồi khách hàng của chính thương hiệu mình. Trong từng trường hợp, bạn có thể ưu tiên những người có kinh nghiệm trong industry cụ thể mà bạn đang hoạt động.
Câu hỏi phỏng vấn đánh giá chuyên môn
- Anh (chị) hãy giải thích tầm quan trọng của việc quản trị thương hiệu.
- Anh (chị) đánh giá thương hiệu cá nhân của mình như thế nào?
- Trình bày chi tiết nhất có thể về một sản phẩm được quảng bá hiệu quả. Đâu là yếu tố thành công trong việc quảng bá sản phẩm đó?
- Kể tên một vài chiến dịch marketing mà anh (chị) ấn tượng.
- Anh (chị) cập nhật các công cụ, xu hướng mới trong ngành như thế nào?
- Anh (chị) sẽ làm gì để tìm hiểu về một thương hiệu mới trong tuần đầu tiên làm việc?
- Anh (chị) hãy miêu tả đối tượng khách hàng của sản phẩm.
- Anh (chị) sẽ làm gì để thu hút một phân khúc khách hàng mới?
- Trình bày cụ thể một chiến lược go-to-market mà anh (chị) đã làm gần đây.
- Nếu một chiến lược branding không đem lại hiệu quả, anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
- Làm thế nào để anh (chị) xác định thời điểm thay đổi giá thành sản phẩm?
- Là một Brand Manager, anh (chị) thấy những thông số nào quan trọng? Anh (chị) xử lí và hoàn thành việc báo cáo như thế nào trong một team?
- Giới thiệu cấu trúc của team hiện tại / team trước đây của anh (chị). Nhiệm vụ trong team được phân chia như thế nào?
- Anh (chị) làm gì để giữ vững, nâng cao tinh thần cho team trong tình trạng deadlines sát sao?
- Chia sẻ một lần anh (chị) đưa ra một lời chỉ trích có tính xây dựng với đồng nghiệp.
- Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào khi team không đồng ý với định hướng anh (chị) đưa ra.
- Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với các client mà anh (chị) từng làm việc?
- Anh (chị) sẽ làm gì nếu một khách hàng rất quan trọng không chấp nhận sản phẩm của anh (chị)?
Trong quá trình phỏng vấn, hãy đánh giá những kĩ năng cứng (bao gồm phân tích KPI, đánh giá xu hướng thị trường, tiếp nhận phản hồi của khách hàng và chuyển thành mục tiêu xây dựng thương hiệu). Bạn có thể đánh giá năng lực quản trị qua phong cách giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống và làm việc nhóm của ứng viên. Và hơn tất cả, Quản lý Thương hiệu là một vị trí đòi hỏi óc sáng tạo. Hãy xem kĩ những mẫu bài (sample work) của các ứng viên và chú ý đến chủ nhân của những ý tưởng branding sáng tạo.
Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn cho vị trí: Trợ lý Quản lý Thương hiệu, Giám đốc Digital Marketing, Giám đốc Nghệ thuật.
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Download miễn phí combo 5 tài liệu tuyển dụng-nhân sự chỉ với 1 click tại đây.