5 chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần thông thạo

Cuộc Cách mạng dữ liệu 4.0 đang thay đổi bộ mặt nền kinh tế-xã hội trên toàn thế giới; trong đó bao gồm cả hoạt động tuyển dụng. Dữ liệu chính là cơ sở cho những đánh giá, phân tích, dự đoán để nhà tuyển dụng có thể đưa ra các quyết định một cách chính xác nhất. Tuy vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiến hành phương pháp Theo dõi hiệu quả tuyển dụng dựa trên dữ liệu hay áp dụng các nền tảng công nghệ vào phương pháp này.

Về Theo dõi hiệu quả tuyển dụng dựa trên dữ liệu, đây là phương pháp sử dụng toàn bộ dữ liệu có được trong quá trình tuyển dụng để phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định cải tiến quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Khi được khai thác và thực hiện đúng cách, phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng tuyển dụng, giúp trải nghiệm của ứng viên được trọn vẹn hơn và cải thiện chất lượng làm việc của cả team tuyển dụng.

77% các nhà tuyển dụng cho biết rằng quá trình tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn khi họ nắm bắt được những insights quan trọng về thị trường tuyển dụng cũng như về chính các talent pools mà họ đang làm việc cùng.

Trong bài viết này, Base E-hiring xin phép được giới thiệu tới các bạn 5 chỉ số đo lường hiệu quả thông dụng nhất trong ngành tuyển dụng: tỉ lệ chuyển đổi ứng viên (từ nộp đơn sang vòng phỏng vấn), kết quả khảo sát về trải nghiệm ứng viên, tốc độ tuyển dụng, tỉ lệ ứng viên nhận việc sau khi trúng tuyển, và tỉ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng.

1. Tỉ lệ chuyển đổi ứng viên từ nộp đơn sang vòng phỏng vấn

Tỉ lệ chuyển đổi ứng viên từ giai đoạn nộp đơn sang giai đoạn phỏng vấn cho biết phần trăm ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn cho mỗi vị trí tuyển dụng trên toàn bộ đơn xin việc. Ví dụ như trong 100 đơn xin việc có 5 ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn, như vậy tỉ lệ chuyển đổi là 5%.

Chỉ số về tỉ lệ chuyển đổi ứng viên giữa 2 giai đoạn này đóng góp rất lớn vào việc đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng. Khi nhìn vào con số này, bạn sẽ biết được “phễu tuyển dụng” của mình có đang bao gồm những ứng viên thực sự chất lượng hay không. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra nguồn ứng viên để nhận biết đâu là nguồn cung cấp cho bạn nhiều ứng viên phù hợp nhất, từ đó cắt giảm chi phí cho những nguồn kém hiệu quả hơn. Cuối cùng, dựa vào tỉ lệ chuyển đổi ứng viên từ nộp đơn sang phỏng vấn, bạn sẽ dễ dàng tìm ra những giả định về các vấn đề cần giải khuyết trong khâu chuyển đổi này, sau đó đưa ra một “kịch bản” chiến lược giúp quá trình tuyển dụng trở nên trơn tru hơn, đạt tỉ lệ thành công lớn hơn.

2. Kết quả khảo sát về trải nghiệm ứng viên

Kết quả khảo sát về trải nghiệm ứng viên là những ý kiến phản hồi mà nhà tuyển dụng thu thập được từ các ứng viên của mình trong suốt quá trình tuyển dụng. Ý kiến phản hồi càng tích cực, cơ hội chuyển đổi thành công ứng viên càng cao.

Các ứng viên sẽ đánh giá doanh nghiệp của bạn thông qua trải nghiệm tuyển dụng của bản thân. Họ nhìn nhận cách nhà tuyển dụng tiếp cận mình để đánh giá về thái độ của doanh nghiệp đối với các nhân viên nếu như họ được nhận vào làm việc. Bởi vậy, dựa vào những ý kiến phản hồi thu được từ khảo sát trải nghiệm ứng viên, bạn sẽ hiểu hơn về những suy nghĩ của ứng viên và cung cấp những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho họ. Đây là một cách thức rất hiệu quả để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi ứng viên và nâng cao hình ảnh thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

3. Tốc độ tuyển dụng

Chỉ số về tốc độ tuyển dụng cho biết cần trung bình một khoảng thời gian bao lâu để có thể tuyển dụng được một ứng viên. Ví dụ như từ khi ứng viên nộp đơn xin việc cho đến vòng phỏng vấn mất 15 ngày, từ buổi phỏng vấn cho tới khi thông báo trúng tuyển mất 5 ngày, từ khi thông báo trúng tuyển đến ngày ứng viên trở thành nhân viên chính thức mất 5 ngày. Như vậy, tổng số ngày cần để tuyển dụng của vị trí này là 20 ngày.

Chỉ số về tốc độ tuyển dụng giúp bạn xác định các khâu chưa hiệu quả để cải thiện chất lượng quá trình tuyển dụng. Thứ nhất, dữ liệu này chỉ ra các “nút thắt” đang tồn tại trong quá trình tuyển dụng khiến ứng viên không thể chuyển sang các bước tiếp theo. Từ đây, bạn sẽ cùng với team tuyển dụng đánh giá tình hình và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Thứ hai, tốc độ tuyển dụng cũng cho thấy team tuyển dụng có đang đưa ra các quyết định nhanh chóng hay không, có cần cải thiện về thời gian đưa ra các quyết định này hay không.

4. Tỉ lệ ứng viên nhận việc sau khi trúng tuyển

Tỉ lệ ứng viên ứng viên nhận việc sau khi được trúng tuyển cho biết có bao nhiêu ứng viên trúng tuyển xác nhận sẽ gia nhập vào đội ngũ nhân sự của công ty. Ví dụ như trong 3 nhân viên trúng tuyển vào vị trí Marketing Executive, có 2 ứng viên phản hồi xác nhận vị trí trúng tuyển, như vậy tỉ lệ là 66.7%.

Chỉ số này cho biết về hiệu quả làm việc của team tuyển dụng. Tỉ lệ ứng viên nhận việc cao đồng nghĩa với việc team tuyển dụng đã đưa ra những quyết định tuyển dụng chính xác, đánh giá ứng viên qua các vòng tuyển dụng một cách kĩ càng, cẩn thận, cung cấp cho ứng viên những trải nghiệm tốt và tạo ảnh hưởng, gây ấn tượng nhất định đối với các ứng viên.

5. Tỉ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng

Con số này cho biết team của bạn đạt được bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu tuyển dụng đặt ra ban đầu. Ví dụ như chỉ tiêu tuyển dụng vị trí Sales Representative của Quý 1 là 20 người, và cả team tuyển dụng được 15 người, như vậy tỉ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng là 75%.

Chỉ tiêu đặt ra càng khoa học, chiến lược được vạch ra để hoàn thành chỉ tiêu sẽ càng cụ thể và hiệu quả hơn. Chính bởi vậy nên ngay từ bước đặt chỉ tiêu, nhà tuyển dụng cần cân nhắc rất kĩ về khoảng thời gian bỏ ra để thu thập được những ứng viên chất lượng về “phễu tuyển dụng”, bao lâu để đưa họ qua từng vòng tuyển dụng và cuối cùng chốt số lượng ứng viên trúng tuyển. Việc liên tục đặt ra chỉ tiêu, theo dõi tiến trình và làm báo cáo sẽ giúp các kế hoạch tuyển dụng được theo sát một cách kĩ càng, đảm bảo tiến độ cho team và mang về cho doanh nghiệp những kết quả tuyển dụng rực rỡ nhất.

Đo lường hiệu quả không khó, nhưng quan trọng nhất là xác định được các chỉ số phù hợp và cần thiết để có được những đánh giá hiệu quả tuyển dụng chính xác. Trong đó, tỉ lệ chuyển đổi ứng viên, kết quả khảo sát về trải nghiệm ứng viên, tốc độ tuyển dụng, tỉ lệ ứng viên nhận việc sau khi trúng tuyển và tỉ lệ đạt chỉ tiêu tuyển dụng là 5 chỉ số đo lường rất thực tế và sát với công việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Đăng ký nhận tư vấn và hỗ trợ demo sản phẩm Base E-hiring tại đây để tìm hiểu cách chúng tôi giúp bạn quản lý hoạt động tuyển dụng hiệu quả dựa trên số liệu như thế nào. 

5 chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần thông thạo

Viết một bình luận