Thường khi nói về hiệu suất, người ta sẽ nói về việc tối ưu tỷ lệ giữa đầu ra (kết quả) với đầu vào (chi phí, nguồn lực). Từ phép tính này, có hai cách phổ biến nhất để gia tăng hiệu suất là tăng kết quả đầu ra hoặc giảm nguồn lực đầu vào.
Nhưng liệu có cách nào để chúng ta không phải lựa chọn mà có thể thực hiện cả hai cách cùng lúc, để thực sự trở thành một doanh nghiệp hiệu suất cao (HPO – High Performance Organization) hay không?
Hãy cùng tôi phân tích một ví dụ về việc tối ưu một trong những nguồn lực đầu vào – thời gian. Một trong những mô hình quản lý thời gian phổ biến nhất là Ma trận Eisenhower, phân loại công việc thành 4 loại khác nhau, giúp chúng ta trả lời 3 câu hỏi chính:
- Đâu là những việc quan trọng cần ưu tiên làm ngay?
- Đâu là những việc quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức?
- Đâu là việc không cần làm?
Từ một số khảo sát về việc thực hiện mô hình này ở các doanh nghiệp, ước chừng khối lượng công việc được phân chia theo tỷ lệ như sau:
Có một thực tế rằng, phần lớn nguồn lực doanh nghiệp sẽ luôn tập trung vào 2 nhóm công việc có yếu tố “quan trọng”. Công việc “quan trọng & khẩn cấp” thì luôn tăng và phát sinh, công việc “quan trọng & không khẩn cấp” thì sẽ dần tăng tính khẩn cấp. Vậy thì khi nào chúng ta sẽ xử lý tới nhóm “khẩn cấp nhưng không quan trọng”, trong khi nhóm này đáng lẽ phải cần tới gần 50% quỹ thời gian để xử lý? Đẩy sang hôm sau có vẻ là một lựa chọn bất đắc dĩ, nhưng hôm sau lại có những công việc khác có vẻ “quan trọng” hơn!
Vậy có nghĩa là, mặc dù doanh nghiệp có thể sở hữu mô hình quản lý thời gian tối ưu, nhưng vẫn cần phải tính toán đến nhiều yếu tố khác nhau để thực sự trở thành doanh nghiệp hiệu suất cao. Đó là một lời giải mang tính hệ thống.
1. Mô hình P.O.W.E.R – 4 yếu tố tạo thành một doanh nghiệp hiệu suất cao
Để trở thành một doanh nghiệp hiệu suất cao (HPO – High Performance Organization), bạn cần chú trọng vào 4 yếu tố được viết tắt là P.O.W.E.R:
Performance = One goal + Well-informed + Efficiency + Recognition
Cụ thể, 4 yếu tố này bao gồm:
- One Goal – Bắt đầu từ đích đến: Lãnh đạo là người đặt ra mục tiêu hiệu suất cao nên việc họ ám ảnh với nó gần như là điều dĩ nhiên. Tuy vậy trong một doanh nghiệp thì nòng cốt chính để vận hành bộ máy lại là nhân viên. Bạn phải để nhân viên hiểu về mục tiêu và ám ảnh với mục tiêu đó.
- Well-informed – Xây dựng tổ chức đồng lòng và gắn kết: Hoạt động giao tiếp được ví như mạch máu của doanh nghiệp, cần được tổ chức khoa học để mọi nhân viên đều có thể tiếp cận nhanh, đúng, đủ các thông tin cần thiết phục vụ công việc: thông tin về chính sách, quy định, tri thức nội bộ, các trao đổi công việc,…
- Efficiency – Kiểm soát kế hoạch bằng hệ thống quản trị công việc khoa học: Có một sự thật là khi giao mục tiêu cho nhân viên, lãnh đạo thường hoài nghi rằng liệu nhân viên có thể làm được với hiệu suất cao thật hay không. Để giải quyết được vấn đề này, doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị công việc một cách khoa học, đo lường được tiến độ thực hiện và phát hiện các vấn đề kịp thời.
- Review & Recognition – Quyền lợi phù hợp & Ghi nhận kịp thời: Một nhân sự đã làm tốt tất cả mọi thứ, nhưng thế nào là tốt, cách doanh nghiệp đánh giá hiệu suất và ghi nhận như thế nào? Chúng ta cần quay lại điểm bắt đầu giữa mối quan hệ của người lao động và doanh nghiệp, chính là câu chuyện quyền lợi. Tuy không trực tiếp tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm, nhưng một chính sách lương thưởng hợp lý và xứng đáng sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nhân sự nâng cao năng suất để hoàn thành mục tiêu.
Tại Việt Nam, các tổ chức hay doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng mô hình hiệu suất P.O.W.E.R để tự biến mình thành một doanh nghiệp hiệu suất cao. Khi doanh nghiệp của bạn thêm mới hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động, 4 yếu tố đều có thể linh hoạt thay đổi để phục vụ các mục tiêu mới.
2. Lời giải từ Base.vn giúp mỗi doanh nghiệp đều có thể trở thành một doanh nghiệp hiệu suất cao
Dựa trên lý thuyết về mô hình P.O.W.E.R, chúng tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn cách thức xây dựng và tối ưu 4 yếu tố này. Lưu ý rằng bên cạnh nỗ lực tối ưu cả 4 yếu tố cùng lúc (vốn rất khó), bạn có thể lựa chọn tập trung nguồn lực của tổ chức vào tối ưu từng yếu tố lần lượt vào từng thời điểm thích hợp.
2.1. One Goal – Bắt đầu từ đích đến
Doanh nghiệp luôn cần tập trung vào những công việc quan trọng ảnh hưởng đến phần lớn hiệu quả của tổ chức. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần một hệ thống quản trị đủ linh hoạt và hiệu quả để đảm bảo xử lý được hoàn toàn các công việc hàng ngày & các vấn đề phát sinh.
Doanh nghiệp muốn chọn đúng chiến lược thì nhân viên cần làm đúng việc trước.
“You need to be doing fewer things for more effect instead of doing more things with side effects.” – Gary Keller, The ONE Thing
Thử đặt ra các câu hỏi cho chính lãnh đạo doanh nghiệp:
- Bạn đã từng viết ra mục tiêu?
- Bạn đã truyền đạt mục tiêu của mình đến các nhân sự quản lý của mình thế nào?
- Các nhân sự quản lý đã hiểu đúng về mục tiêu để truyền đạt đến nhân viên chưa?
- Nhân viên đã có kế hoạch hành động cụ thể về việc thực hiện mục tiêu và… họ đã ám ảnh chưa?
Về phía các cấp quản lý, việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động không phải chỉ viết ra để đó. Mỗi quản lý đều cần giúp đỡ nhân viên của mình hoàn thành mục tiêu công việc, trong suốt quá trình thực thi mục tiêu.
Để giải quyết bài toán mục tiêu, Base đã phát triển Phần mềm Quản trị mục tiêu Base Goal:
- Tất cả mục tiêu của một tổ chức được đưa lên một nơi duy nhất để dễ dàng quản lý
- Các kế hoạch hành động được gắn liền với mục tiêu một cách có hệ thống để tất cả các cấp quản lý đều nắm được kế hoạch của phòng mình
- Nhân viên có thể nhìn thấy mục tiêu của lãnh đạo, của phòng ban để đồng nhất về nội dung
- Nhân viên được nhắc nhở về mục tiêu của mình hàng ngày, cũng có thể chủ động ra tín hiệu cảnh báo rằng “Mục tiêu này của tôi có thể không hoàn thành, hãy giúp đỡ tôi” để quản lý nắm bắt được nhanh hơn tình hình của kế hoạch và đưa ra hành động kịp thời.
2.2. Well-informed – Xây dựng tổ chức đồng lòng và gắn kết
The task of leadership is to create an alignment of strengths so strong that it makes the system’s weaknesses irrelevant.” – Peter Drucker
Như Peter Drucker đã từng nói, nhiệm vụ của lãnh đạo là tạo ra sự liên kết các điểm mạnh, mạnh đến mức nó làm cho các điểm yếu của hệ thống không còn phù hợp. Bởi vậy, tính gắn kết cần được chú trọng như một tiền đề vững chắc cho một doanh nghiệp hiệu suất cao.
Vậy nhưng, trong doanh nghiệp, lãnh đạo và nhân viên thường có rất ít cơ hội hay môi trường để có thể tương tác với nhau thường xuyên. Nhân viên cũng không biết rằng mình có thể ý kiến gì hay đề xuất gì khi không biết rõ về phạm vi mình được trao quyền. Thậm chí, một thống kê cho thấy một nhân viên trung bình mất tới 2,5 tiếng/ ngày để tìm kiếm được thông tin phục vụ cho công việc của mình – tương đương một tuần mỗi tháng, mà không tạo ra nhiều giá trị.
Cải thiện hệ thống thông tin chính là cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu suất trong doanh nghiệp.
Hãy tưởng tượng hoạt động giao tiếp trong doanh nghiệp giống như hoạt động giao thông công cộng, ở đó thông tin nội bộ cũng giống như những loại phương tiện. Nếu như tất cả những phương tiện này đều đổ ra đường, chắc chắn không tránh khỏi tình trạng ùn tắc. Chiếc xe không thể tiếp cận đích đến, hoặc phải đi đường vòng rất tốn thời gian. Nhưng nếu bạn quy hoạch lại chúng một cách khoa học, việc lưu thông tự khắc sẽ rất thuận lợi hơn nhiều.
Việc quy hoạch hệ thống thông tin có thể chia thành 4 tầng theo nội dung giao tiếp như sau:
- Tầm nhìn, sứ mệnh: Là tầng nội dung quan trọng nhất, định hình hình ảnh và cách thức hoạt động mang lại giá trị của tổ chức. Nhiều tổ chức hiện đang sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo như một cách tận dụng kênh giao tiếp miễn phí hiện có, nhưng các kênh này đều sớm bộc lộ nhược điểm. Thông điệp được truyền tải không có được cấu trúc chính thống và không thể đi thẳng từ lãnh đạo xuống nhân viên, cũng khó đảm bảo rằng mọi người đều đã tiếp cận được tới chúng.
- Chính sách, nội quy hoạt động: Là khung nội dung được ban hành như một thước đo quy chiếu cho nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình. Lý tưởng nhất, việc truyền tải và lưu trữ chính sách phải được diễn ra chính xác, hiệu quả và bảo mật. Tuy nhiên, quy trình phê duyệt và xử lý công văn truyền thống ngày càng bộc lộ sự chậm chạp, lỗi thời, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
- Quy trình và công việc: Dù bộ máy tổ chức của bạn hoạt động theo mô hình phòng ban, dự án hay luồng quy trình thì tầng giao tiếp này vẫn giống nhau: diễn ra xung quanh nhiệm vụ, công việc hàng ngày của các thành viên trong tổ chức. Thường xuyên nhất, đó là các hoạt động giao việc, báo cáo kết quả công việc, trao đổi bình luận và kiểm tra đánh giá lẫn nhau, và cũng có thể là khi bạn phải tốn thời gian liên lạc với nhân viên để nhắc nhở công việc và deadline mỗi ngày.
- Giao tiếp thường nhật: Là tầng nội dung giao tiếp cuối cùng, với ý nghĩa và luồng thông tin đơn giản, xoay quanh tất cả các hoạt động trao đổi thông tin của nhân viên. Facebook, Skype,… có thể đáp ứng được tốt nhu cầu này, nhưng trên thực tế, chúng lại không thực sự phù hợp để áp dụng vào trong tổ chức. Bởi các phần mềm chat này khiến nhân viên phân tán tư tưởng, gây nhiễu thông tin và làm lẫn lộn các mối quan hệ cá nhân và công việc.
Với vô vàn nội dung và thông điệp được truyền tải hàng giờ như vậy, thật khó để quản lý hết hệ thống thông tin của tổ chức chỉ bằng thao tác thủ công và các ứng dụng “tận dụng miễn phí”. Sự hỗ trợ của công nghệ dường như là không thể thiếu. Bộ giải pháp quản trị thông tin và giao tiếp nội bộ Base Info+ là mảnh ghép phù hợp cho một doanh nghiệp hiệu suất cao.
Bộ giải pháp bao gồm nhiều ứng dụng chuyên biệt để giải quyết triệt để và rõ ràng từng tầng thông tin khác nhau, rồi lắp ghép lại tổng thể lại thành một Hệ thống thông tin minh bạch xuyên suốt tổ chức.
Base Info+ giúp nhân sự gắn kết hơn với doanh nghiệp, với lãnh đạo thông qua việc thúc đẩy tương tác không ngừng qua đa kênh thông tin. Thay vì email, các cuộc họp giao ban, các bản báo cáo khô khan – giờ đây nhân viên gặp lãnh đạo ở những CEO’s Letter nhiều trăn trở và cảm xúc, nhân viên cũng gặp lãnh đạo ở các bình luận, ở những sự kiện nội bộ.
Và công nghệ cũng giúp lan toả các thông tin đến từng đối tượng nhân sự cấp thấp nhất. Những nhân viên mới, ít kinh nghiệm có thể tiếp cận với đội ngũ senior trong công việc của mình.
2.3. Efficiency – Kiểm soát kế hoạch bằng hệ thống quản trị công việc khoa học
Hệ thống quản trị công việc này sẽ được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn rằng các luồng công việc được diễn ra và quản lý trôi chảy. Doanh nghiệp càng phức tạp với nhiều vị trí và đầu việc, vấn đề về quản lý dòng chảy càng phức tạp.
Nguyên nhân là bởi công việc không phát sinh và hoàn thành theo từng cá nhân độc lập, mà nằm trong mối quan hệ với các cá nhân khác. Công việc của sếp là ra quyết định dựa trên đề xuất của nhân viên, công việc của nhân viên là theo giao phó của sếp, và các công việc chung nằm dưới sự phối hợp thực hiện từ nhiều bộ phận. Nếu không được quy hoạch chặt chẽ, dễ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, quá tải công việc tại một điểm, không được giải quyết.
Mô hình 3 chiều phân luồng công việc tương ứng với 3 loại công việc chiếm phần lớn trong doanh nghiệp: công việc triển khai theo dự án (được giao từ cấp trên xuống dưới), công việc phát sinh (được nhân viên đề xuất từ dưới lên), và công việc triển khai theo quy trình (phối hợp liên phòng ban).
Tại Base, chúng tôi cung cấp những giải pháp về quản trị công việc chuyên sâu, có khả năng xử lý những bài toán thực thi công việc phức tạp. Đó là bộ giải pháp quản trị hiệu suất Base Work+.
Bạn có thể tham khảo Bộ ứng dụng quản lý công việc Work+ giúp xử lý cốt lõi cả 3 loại công việc trên. Cùng với đó là những tiện ích cộng tác từ các ứng dụng vệ tinh, cho phép tạo ra một không gian làm việc số hoàn chỉnh.
Và với hệ thống báo cáo cụ thể ở từng ứng dụng, các nhà lãnh đạo có thể bắt được các điểm nóng nhanh nhất có thể. Việc này vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua nếu bạn muốn thực sự quản trị được các rủi ro thất bại trong quản trị hiệu suất của doanh nghiệp mình.
2.4. Review & Recognition – Quyền lợi phù hợp & Ghi nhận kịp thời
Ngoài những công việc thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ tại mỗi vị trí công việc yêu cầu làm, nhân viên còn chịu trách nhiệm xử lý các công việc phục vụ những mục tiêu tham vọng của tổ chức. Vậy nếu như chỉ lương thưởng liệu có là đủ để nhân sự sẵn sàng cống hiến nhiều nguồn lực hơn, nhiều thời gian hơn cho doanh nghiệp hay không?
Theo nguyên tắc Hiệu suất – Phần thưởng, một khi được hứa hẹn trao thưởng, nhân viên sẽ muốn làm việc hiệu quả hơn để theo đuổi lợi ích đó cho bản thân. Như vậy, hệ thống lương thưởng không chỉ đơn thuần là một khoản chi phí, mà quan trọng hơn, đó là công cụ quản trị để điều chỉnh hành vi của nhân sự theo định hướng của tổ chức.
Kết quả khảo sát của 15Five cũng cho thấy, 65% nhân viên cho biết nguyên nhân hàng đầu khiến họ không có động lực tới công ty là cảm thấy công việc đang làm bị đánh giá thấp hoặc không được công nhận xứng đáng.
Cách mà bộ giải pháp quản trị nhân sự Base HRM+ có thể giải quyết bài toán này nằm ở hai từ khoá “Quyền lợi phù hợp” và “Ghi nhận kịp thời”.
Một doanh nghiệp hiệu suất cao luôn đến góc nhìn của nhân viên, cho họ được biết về quyền lợi của mình, cho họ có một lộ trình thăng tiến rõ ràng, và họ biết nếu mình cố gắng thêm thì thứ thu lại được sẽ là gì.
Song song với việc đó, bất cứ một đóng góp sáng tạo nào cho tổ chức đều cần được ghi nhận một cách nhanh chóng.
Các hình thức lương thưởng trong doanh nghiệp có thể được hệ thống theo ma trận sau:
Một hệ thống lương thưởng tốt nhất cho tổ chức cần được thiết kế bao gồm tất cả các loại hình khen thưởng. Trong đó, có một số hình thức thưởng sẽ được gắn chặt với hiệu quả công việc. Mối quan hệ giữa hình thức lương thưởng và hệ thống quản trị hiệu suất có thể được thể hiện qua mô hình sau:
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục lưu ý để điều chỉnh bài toán về chính sách đãi ngộ bán hàng sao cho phù hợp nhất.
Có một số tiêu chí mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi thay đổi chính sách đãi ngộ như sau:
- Sự đơn giản: Khi nhà quản trị đưa ra quá nhiều biến số để quyết định mức đãi ngộ cho nhân viên, họ sẽ cảm thấy bối rối và có khi sẽ quay lại cách làm cũ. Theo đó, nhà quản trị nên đề xuất một bản kế hoạch thật đơn giản, trong đó cần phải chỉ ra rõ ràng đâu là những kết quả cốt lõi giúp nhân viên đạt thưởng cao nhất.
- Sự phù hợp: Chính sách đãi ngộ về cốt lõi cũng là công cụ để thực hiện mục tiêu, bởi vậy câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi xây dựng hệ thống lương thưởng là : Đâu là mục tiêu quan trọng nhất cho năm tiếp theo.
- Sự tức thời: Hãy để nhân viên nhìn thấy quả ngọt của sự thành công và nỗi đau của sự thất bại ngay lập tức trên chính bảng lương của họ. Bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc thể hiện những hành vi (cả tốt lẫn xấu) của các nhân viên thành hệ quả về tài chính đều có thể làm giảm tầm ảnh hưởng của kế hoạch đãi ngộ.
Hiện tại, Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện Base HRM+ cũng đã phát triển thêm hệ thống khen thưởng dành cho nội bộ doanh nghiệp. Các quy định, chính sách được thiết lập bao gồm cả các chính sách đãi ngộ (C&B) áp dụng chung và chính sách khen thưởng (Reward) dành riêng cho các nhân sự đạt thành tích xuất sắc. Tùy theo tính chất, giá trị các phần thưởng này sẽ được tự động tính vào thu nhập hoặc vinh danh trên trang thông tin cá nhân của nhân sự.
Song song với quá trình học tập thường xuyên, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển của nhân sự – như một sự ghi nhận về năng lực cho nhân viên. Một kế hoạch về phát triển nhân sự cần vạch rõ các hoạt động mà nhân sự cần phải hoàn thành để đạt được cột mốc mới trong sự nghiệp. Bản thân nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch này, nhưng tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm tạo điều kiện tối đa cho nhân sự trong quá trình đó.
3. 8000+ doanh nghiệp Việt Nam đã dùng Base để tăng hiệu suất cho doanh nghiệp
Hơn 8000 doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai và ứng dụng các bộ giải pháp của Base với mục tiêu biến mình thành doanh nghiệp hiệu suất cao. Và đây là một số ý kiến phản hồi từ các nhà lãnh đạo:
“Do quản lý nhiều thương hiệu con, nên khối lượng công việc của THANHMAIHSK rất lớn. Base đã giúp chúng tôi sắp xếp và quản lý công việc, quy trình, đề xuất một cách rất khoa học. Mọi thông tin đều được thông suốt và minh bạch hóa, đảm bảo nếu có phát sinh hay sai sót, những nhân sự liên quan đều dễ dàng nắm bắt. Việc chấm công, tính lương, quản lý nghỉ phép cũng được tự động hóa, giảm thiểu tối đa nguồn lực cho các công tác hành chính, tăng tốc độ thực thi của doanh nghiệp.”
(Tiến sĩ Trần Thị Thanh Mai, Founder & CEO Tiếng Trung THANHMAIHSK)
“Tôi nhận ra Base tạo được ra văn hóa chủ động từ phía doanh nghiệp, cũng như từ phía quản lý, nhân sự của công ty. Các phần mềm Base thúc đẩy mỗi người chúng ta có thể tương tác ở trên đấy. Trong công việc thì nó rất rõ ràng, và về các hoạt động chung Base cũng đáp ứng được. Gần như là các bạn đã có thói quen về mặt ý thức để cập nhật kết quả công việc trên Base – tùy tính chất công việc sẽ là báo cáo là báo cáo ngày, báo cáo tuần hoặc báo cáo tháng. Thậm chí các mục tiêu của chúng tôi cũng vậy. Tất cả các hoạt động chung của công ty đều thiết lập ở trên đấy, các bạn đều nhìn thấy thành quả, kết quả của mình ở trên đấy.
Đối với nhân viên, họ có được sự công nhận và sự đánh giá, giúp họ có động lực, động cơ để làm việc tích cực hơn. Ngược lại, đối với doanh nghiệp thì sẽ có được tính chủ động và hoàn toàn khách quan trong câu chuyện đo lường cơ sở dữ liệu cho quản lý và các bộ phận. Các dữ liệu đó công bằng cho doanh nghiệp, quản lý cũng như nhân viên. Tôi nghĩ đó là sự Win – Win.”
(Anh Dương Văn Vân – CEO V.M.S Group)
“Hiện tại, chúng tôi quản lý công việc, quy trình, đề xuất & quản lý nhân sự trên nền tảng Base. Base đã giúp chúng tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí, chẳng hạn như chi phí in ấn, giấy tờ… Tôi tin rằng mỗi nhân sự, và ngay cả bản thân tôi đều đang làm việc hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể làm việc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Tôi hi vọng trong tương lai gần, văn phòng của Vietjet Air Thái Lan sẽ là một văn phòng không giấy tờ.”
(Ông Woranate Laprabang, CEO Thai Vietjet)
4. Tạm kết
Một bộ máy làm việc hiệu suất cao là ước muốn của bất kỳ nhà lãnh đạo tổ chức nào. Hiệu suất lại càng quan trọng trong bối cảnh của năm 2023, khi mà nhiều tín hiện cho từ gia tăng lãi suất, lạm pháp, chuỗi cung ứng, các tập đoàn lớn sa thải nhân viên,… báo hiệu một năm không hề đơn giản với các doanh nghiệp. Một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chính là cắt giảm các chi phí và tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên nhất có thể.
Quá trình xây dựng và tối ưu 4 yếu tố trong mô hình hiệu suất P.O.W.E.R sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức; nhưng sự đầu tư này chắc chắn sẽ “có lãi” trong kế hoạch tăng trưởng dài hạn. Với những chỉ dẫn cụ thể từ bài viết này, cộng với tâm thế sẵn sàng và quyết tâm mạnh mẽ, chắc chắn bạn sẽ sớm đạt tới mục tiêu về một doanh nghiệp hiệu suất cao!
Để nhận tư vấn 1-1 và tham gia demo trải nghiệm tính năng các phần mềm quản trị vận hành của Base, bạn có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.