7 rủi ro từ Chiến lược Đại Dương Xanh: Biển xanh cũng lắm đá ngầm

Việc áp dụng Chiến lược Đại Dương Xanh – hướng đến một thị trường hoàn toàn mới không có đối thủ cạnh tranh – là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp mong muốn thực hiện. Ai mà chẳng muốn phát triển một thị trường rộng lớn không bị cản trở, cũng không có đối thủ cạnh tranh? Nhưng, có thật sự tốt đẹp và thuận buồm xuôi gió như vậy chăng?

Theo đuổi Chiến lược Đại Dương Xanh có thể là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều công ty, nhưng nó không phải không có rủi ro hay thách thức. Nó cũng không hề dễ dàng. Đầu tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu định nghĩa về đại dương xanh rồi sau đó cân nhắc những thách thức và rủi ro trong việc theo đuổi một chiến lược như vậy.

1. Chiến lược Đại Dương Xanh là gì?

Chiến lược Đại Dương Xanh là lý thuyết được trình bày trong một cuốn sách năm 2005 của W. Chan Kim và Renée Mauborgne, các giáo sư tại INSEAD. Chiến lược này bắt nguồn từ việc hầu hết các công ty đều cạnh tranh với đối thủ trong cùng một lĩnh vực, theo đuổi cùng một mục tiêu khách hàng với những sản phẩm tương tự, tạo thành một “đại dương đỏ” khốc liệt trong quá trình cạnh tranh tồn tại của họ.

rui-ro-tu-chien-luoc-dai-duong-xanh

Lý thuyết về Chiến lược Đại Dương Xanh có đề cập tới đầy đủ rủi ro đằng sau nó?

Từ đó, các giáo sư đã đề xuất thay vì cạnh tranh, các công ty nên theo đuổi một thị trường mới, một “đại dương xanh”, khai thác một thị trường không có đối thủ cạnh tranh, hưởng mức lợi nhuận cao hơn và khả năng sinh lời lớn hơn.

Có rất nhiều câu chuyện thành công vang dội thể hiện tiềm lực của Chiến lược Đại Dương Xanh. Nó cám dỗ và khiến nhiều người cho rằng đây là chiến lược đúng đắn cho mọi công ty. Sẽ là một sai lầm nếu không hiểu được những rủi ro, cũng như nghiên cứu những công ty đã thất bại trong việc theo đuổi một thị trường mới trước đó.

2. Những rủi ro đằng sau Chiến lược Đại Dương Xanh

2.1. Lựa chọn sai “đại dương xanh”

Tìm kiếm một thị trường mới thật sự là một lời mời gọi hấp dẫn. Vâng, nhưng bằng cách nào?

Sẽ không dễ dàng để đưa ra những ý tưởng mới và xác định một thị trường lớn chưa được khai thác. Có hàng nghìn câu chuyện về các công ty không thể tìm thấy thị trường mới có lợi nhuận. Theo lý mà nói, những thị trường mới không có cạnh tranh thì cũng không có khách hàng để phát triển.

Chiến lược chính là một lựa chọn. Lựa chọn Chiến lược Đại Dương Xanh đúng đắn là kết quả của một quá trình suy xét mọi góc độ và đưa ra các kế hoạch chi tiết, được các nghiên cứu kĩ lưỡng. Không phải chờ may rủi hay nhờ vào phép màu.

2.2. Đạt được quá sớm

Xã hội vẫn thường ca ngợi quá đà về việc “là người đầu tiên”. Kodak là hãng đầu tiên đặt chân vào lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Iphone ra mắt khi xu hướng smartphone đã nở rộ trước đó vài năm.

Tham gia thị trường quá sớm rõ ràng chính là một rủi ro. Khách hàng có thể không hiểu được giá trị những sản phẩm của bạn. Và công nghệ có thể không phát huy hết tiềm năng.

Hãng máy tính Amiga đã hình thành hơn mười năm so với các dòng máy tính cá nhân hay máy Mac, dù cho đó có là một điều kỳ diệu trong nền công nghệ đi nữa thì nó cũng đã lụi tàn vì nó không còn thích hợp cho thế giới hiện đại ngày nay. Apple Newton và chiếc máy tính Microsoft Tablet đầu tiên đều là những ý tưởng tuyệt vời – nhưng một ý tưởng hay là không đủ.

2.3. Biến đổi quá mới, quá khác biệt

Một số thị trường mới không có cạnh tranh, nhưng cũng không có con mồi. Nhiều công ty đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nhưng thị trường vẫn chưa sẵn sàng cho nó.

Thị trường mới thì phải giới thiệu bằng thuật ngữ mới, giải quyết các vấn đề mới, hoặc giải quyết các vấn đề hiện có bằng những cách mới. Người tiêu dùng không thích sự thay đổi quá nhiều.

Khi P&G giới thiệu chất tẩy rửa có thể tẩy được vết bẩn mạnh hơn, nó không thành công vì người tiêu dùng không thể biết được làm thế nào một vài giọt có thể làm sạch vết bẩn như một nắp đầy Tide. Họ không thích thay đổi.

2.4. Không có chiến lược thực thi cụ thể

Bước vào một thị trường mới là vô cùng khó khăn. Bạn cần phải thông minh và biết khách hàng của bạn là ai, vấn đề bạn đang giải quyết, cách làm cho họ hiểu về những ý tưởng mới, sản phẩm mới, giải pháp mới – và làm thế nào để giải thích giá trị của cách làm mới.

Tassimo đã có một sản phẩm tốt hơn Keurig khi cả hai bước vào thị trường hoàn toàn mới về cà phê. Tassimo không có chiến lược gì cả và hiện tại họ đã không còn nữa. Keurig đã làm tốt hơn trong việc thực hiện cùng một ý tưởng, với một sản phẩm kém hơn. Tư duy doanh nghiệp cũng là một thách thức.

2.5. Không chuẩn bị tốt về tư duy trong toàn tổ chức

Chỉ quyết định hướng đi của bản thân là không đủ, bạn còn phải lèo lái cả một công ty đi theo đó. Điều này đòi hỏi sự rõ ràng về đích đến mới, những tính toán về chi phí phải đánh đổi, những thách thức trên con đường chuyển đổi. Văn hóa doanh nghiệp, phải thường xuyên thay đổi. Mọi người trong tổ chức cần phải hiểu được loại khách hàng mới, những quy tắc mới tiềm ẩn trong chiến lược mới.

Khi Rackspace lần đầu tiên triển khai ý tưởng về nền tảng lưu trữ đám mây (cloud-based), hãng này đã phải thay đổi tư duy hàng ngàn nhân viên của họ để từ bỏ các hệ thống máy chủ. Việc không có được nhân viên thích hợp với hướng đi mới có thể ngăn cản bạn tiến đến một đại dương mới.

2.6. Không đủ tin tưởng và kiên nhẫn với “đại dương xanh” đã chọn

Phát triển một môi trường mới, một “đại dương xanh”, đòi hỏi bạn phải có lòng tin, sự chuẩn bị và kiên trì. Không thể có kết quả ngay lập tức, nên nó đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nhà đầu tư, giám đốc điều hành và nhân viên cần phải thẳng thắn nhìn nhận khoảng thời gian cần có để thành công trong một thị trường mới.

Những người lãnh đạo rất cần xác định những cột mốc thể hiện được công ty đang phát triển đúng hướng. Điều quan trọng là hãy xem xét các chỉ số ban đầu để xác nhận bạn không đánh cá trên biển chết. Nhiều công ty khi xoay xở với một chiến lược mới, không làm điều đó từ từ, mà lại theo kiểu “được ăn cả ngã về không”. Việc đó không phải lúc nào cũng đúng.

2.7. Thiếu cảnh giác với các đối thủ cạnh tranh

Thời điểm bạn tìm thấy một thị trường mới, những đối thủ từ thị trường khốc liệt cũ cùng những thị trường lân cận sẽ bị thu hút bởi thị trường mới của bạn. Những thị trường mới có khả năng sinh lời, dù là do bạn tìm ra, thì cũng không phải là tài sản lâu dài của một cá nhân nào cả. Bạn cần xây dựng khả năng phòng thủ cho chiến lược của bạn.

Chiến lược bảo vệ thị trường (hoặc lợi nhuận) của bạn, có thể bao gồm tốc độ triển khai, sức mạnh thương hiệu hoặc công nghệ – một số những thứ khác. Tốt hơn là bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ ngay khi bạn tìm thấy thị trường mới cho mình.

Đương nhiên là có thể sẽ có thành công khi theo đuổi Chiến lược Đại Dương Xanh. Nhiều công ty đã làm được. Nhưng số lượng các công ty thất bại trong chiến lược này có lẽ còn nhiều hơn, chỉ là giờ thì tàn tích của họ đã vùi lấp dưới biển sâu mất rồi.

Kết luận

Những người tiên phong dù có thể mắc sai lầm nhưng vẫn luôn gặt được nhiều thành quả vinh quang nhất. Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có được định hướng chiến lược quản trị đúng đắn và thiết thực nhất. Để nhanh chóng hoà mình vào Cuộc cách mạng 4.0 trên toàn thế giới, tải ngay ebook “4 chiến lược đón đầu – Cách mạng 4.0 cho doanh nghiệp Việt” miễn phí tại đây.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

7 rủi ro từ Chiến lược Đại Dương Xanh: Biển xanh cũng lắm đá ngầm

Viết một bình luận