1. Cơn địa chấn mang tên “Nền tảng”
Thế giới chúng ta đang sống chưa bao giờ lạ lùng đến thế. Chúng ta nhảy lên xe người lạ, ở trong phòng người lạ, gọi người lạ đến nhà mình dọn dẹp, học những bài giảng của người lạ, thậm chí hẹn hò cùng người lạ. Chúng ta đang tin tưởng giao cho người lạ những tài sản, những trải nghiệm riêng tư nhất của chính ta. Trong khi đó, tất cả những gì số phận sắp đặt ta đến với người lạ là thuật toán máy tính.
Nghe rất lạ tai, nhưng đó chính là thực tế những gì chúng ta đang trải nghiệm với những ứng dụng đã quen thuộc như Uber, Grab, Airbnb, Tinder, Udemy… Từ khi ra đời, các nền tảng (platform) như thế này đã giúp kết nối hàng trăm triệu cá nhân, tổ chức và nguồn lực, giúp các đối tượng này cùng tương tác và trao đổi giá trị với nhau trên cùng một hệ sinh thái công nghệ.
Airbnb và Uber – 2 ứng dụng tiêu biểu cho xu hướng nền tảng
(Nguồn ảnh: Foundation for Economic Education)
Trước khi xuất hiện mô hình nền tảng, đa số các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình đường ống (pipeline) là một chuỗi giá trị tuyến tính. Đơn vị sản xuất cung cấp sản phẩm/dịch vụ, sau đó quảng cáo, bán nó tới tay người tiêu dùng.
Chính sự phát triển của công nghệ số và mạng lưới Internet of Things đã thúc đẩy tính kết nối của mô hình nền tảng và tạo ra sự trao đổi giá trị hai chiều giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trong thế giới của nền tảng, Internet không chỉ đơn thuần là một kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ một chiều. Nó trở thành một phần của chính sản phẩm/dịch vụ, là cơ sở hạ tầng cho cuộc trao đổi hai chiều về giá trị.
Khi nói về nền tảng, chúng ta dễ liên tưởng đến ngay những mô hình chia sẻ kết nối nhà cung cấp và người tiêu dùng quen thuộc như Airbnb hay Uber. Nhưng thực tế nó đã được ứng dụng ở hầu như tất cả mọi lĩnh vực mà chúng ta quen thuộc hàng ngày. Wikipedia, Apple, Google, Amazon, Youtube, Nike, Disney, The New York Times… chỉ là một vài trong số hàng chục ngàn doanh nghiệp tham gia vào cuộc Cách mạng Nền tảng hóa.
Trên thực tế, hầu như bất kỳ ngành hàng nào sử dụng đến tài nguyên “thông tin” đều có thể tham gia vào cuộc đua nền tảng. Điều này không chỉ áp dụng cho các ngành có “sản phẩm” là thông tin (như giáo dục hay truyền thông); mà còn bao gồm cả những doanh nghiệp biết cách tạo ra giá trị từ các dữ liệu về nhu cầu khách hàng, nguồn cung – cầu hay xu hướng thị trường,… – tức là gần như tất cả, trong đó có chính doanh nghiệp của bạn.
Mô hình nền tảng tác động đến hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh doanh
2. Sức mạnh rúng động của sự kết nối
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của mô hình nền tảng trong những năm trở lại đây đã chứng minh tính ưu việt của nó so với mô hình đường ống truyền thống. Nếu như so sánh mô hình đường ống giống như trồng cây trong chậu với nhiều giới hạn (về lượng đất trồng, lượng nước, tính phong phú của các vi sinh vật…), thì mô hình nền tảng hiện nay giống như cả một hệ sinh thái màu mỡ, nuôi dưỡng tất cả các đối tượng tham gia.
Một trong những nguyên nhân nằm ở việc mô hình này tận dụng tốt tính lợi ích kinh tế theo quy mô. Nếu như những chuỗi khách sạn trước đây muốn mở rộng thì đồng thời phải tăng thêm đầu tư về bất động sản cùng nhân viên phục vụ, thì Airbnb – ở một lĩnh vực tương tự – hầu như chỉ phải tốn một khoản chi rất nhỏ kể cả nếu phải x10 lần số lượng phòng.
Với mô hình kinh doanh nền tảng, các nguồn cung giá trị sẽ không ngừng được mở rộng. Giống như lượng vô hạn nhà cung cấp ứng dụng cho chiếc điện thoại của bạn, hay cách chính thông tin và dữ liệu từ bạn đang trở thành nguồn cung cho các nền tảng Social Feed như Facebook, Twitter, Youtube,… Những giới hạn về nguồn lực nội bộ hầu như không còn là rào cản. Nguồn cung giá trị cho doanh nghiệp có thể đến từ bất kỳ đâu.
Càng nhiều bên tham gia, nếu được điều hướng đúng đắn, mô hình nền tảng càng sản sinh nhiều giá trị. Càng nhiều nhà hàng tham gia làm đối tác của Now.vn, càng nhiều thực khách đặt món qua app, từ đó càng thu hút càng nhà hàng khác. Vòng lặp này, nếu được kiểm soát tốt, sẽ ngày một mở rộng, tạo thành bánh đà tăng trưởng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Mô hình mạng lưới tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp kinh doanh nền tảng
Hiệu ứng mạng lưới là một lưỡi gươm sắc của các đơn vị kinh doanh nền tảng, nhưng đồng thời cũng là nỗi e ngại của các doanh nghiệp truyền thống.
Không chỉ đơn thuần tham gia vào thị trường dưới vai trò một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, các đơn vị kinh doanh nền tảng còn đang góp phần định nghĩa lại cách thức kinh doanh ở mọi ngành hàng. Chúng ta đều có thể thấy các đơn vị vận tải taxi già cỗi đang “cảm lạnh” trước sự lây lan của Uber, Grab. Nokia và Blackberry mất 90% giá trị thị trường vào tay các ông vua nền tảng app Apple và Google chỉ trong chưa đầy một thập kỷ. Một tay Amazon thì định nghĩa lại hoàn toàn hoạt động bán lẻ bằng cách trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Liệu tất cả những điều trên có đồng nghĩa với một kết luận u ám rằng các doanh nghiệp truyền thống rồi sẽ sụp đổ trước các thế lực nền tảng, và các ngành hàng sẽ dịch chuyển để phù hợp với xu thế mới?
3. Xu hướng nền tảng và thách thức bước ngoặt
Trên thực tế, tính “mở” của mô hình nền tảng cũng đồng nghĩa rằng bất kỳ ai cũng có thể tham gia nó và thu lợi từ nó, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp truyền thống.
Một ưu thế của các doanh nghiệp truyền thống chính là sự sẵn có của đơn vị sản xuất và tiêu dùng giá trị (khách hàng). Nếu như có thể kết nối được hai nguồn lực này, các doanh nghiệp truyền thống sẽ tận dụng được hiệu ứng mạng lưới của mô hình nền tảng trở thành bánh đà tăng trưởng.
Một câu chuyện “platform-hóa” tiêu biểu của các doanh nghiệp truyền thống phải kể đến là cách làm của Nike.
Vốn là một mô hình đường ống rất cơ bản là các cơ sở bán dụng cụ và phụ kiện thể thao, trước xu hướng mới, Nike đã rất thông minh khi tận dụng được hệ sinh thái khách hàng vốn đã rất đông đảo trước đây.
Tháng 1 năm 2012, Nike giới thiệu một thiết bị đeo FuelBand dùng để theo dõi các hoạt động thể lực như số bước chạy hay lượng calorie đốt được khi hoạt động. Sản phẩm mới này không chỉ là một nước đi mở rộng mặt hàng kinh doanh của Nike, mà còn giúp công ty này qua đó cung cấp thêm nhiều trải nghiệm cá nhân hóa cho users, giúp các users kết nối với nhau qua thiết bị.
“Nike + FuelBand là cách để Nike phát triển hơn nữa những trải nghiệm thú vị trong việc hợp nhất thế giới thực và thế giới kỹ thuật số,” Giám đốc điều hành NIKE, Mark Parker chia sẻ.
Nếu như doanh nghiệp của bạn mong muốn tham gia vào xu hướng nền tảng hóa này, bạn sẽ cần phải xem xét lại mô hình kinh doanh thật kỹ lưỡng. Ví dụ, bạn sẽ cần đánh giá lại các khoản chi đang dành cho các quy trình như tiếp thị, bán hàng, giao sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Sau đó, cần hình dung được bạn có thể giảm thiểu hoặc xóa bỏ các chi phí đó bằng cách tận dụng nguồn lực của nền tảng như thế nào. Hiện tại doanh nghiệp của bạn đang tương tác làm việc với các cá nhân, tổ chức nào? Giữa họ có thể kết nối và tạo ra các giá trị mới ra sao?
Cụ thể, có một số câu hỏi có thể giúp bạn định hướng cách thức nền tảng hóa doanh nghiệp như sau:
- Những quy trình nào đang xử lý in-house có thể được phân công tới các đối tác bên ngoài?
- Làm thế nào chúng ta có thể giúp cho các đối tác bên ngoài cung cấp được sản phẩm dịch vụ tốt hơn, đem lại giá trị mới hơn cho khách hàng hiện tại?
- Liệu có cách nào chúng ta có thể kết nối với các đối thủ hiện tại để đưa ra sản phẩm dịch vụ mới?
- Liệu sản phẩm dịch vụ của chúng ta có thể mở rộng giá trị như thế nào thông qua việc kết nối cá nhân, giá trị và các công cụ điều hướng nội dung khác?
Suy cho cùng, câu chuyện khai thác sức mạnh của mô hình nền tảng không phải đơn thuần là câu chuyện của công nghệ – đó là câu chuyện của việc khai thác sức mạnh kết nối. Những nhà tiên phong muốn tận dụng sức mạnh này cần nhìn thấy những tiềm năng kết nối, nhìn vào những nguồn lực sẵn có để có cách tận dụng chúng hiệu quả. Bằng cách vượt qua những rào cản này, họ sẽ thật sự dấn thân được vào dòng chảy của tương lai.
Là một nền tảng công nghệ điển hình, Base.vn tin rằng: Platform là xu hướng của tương lai và chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh nâng tầm doanh nghiệp Việt thông qua việc cung cấp một nền tảng quản trị và giải pháp chuyển đổi số. Khách hàng của Base.vn, những doanh nghiệp đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ, đã và đang nhận được những lợi ích cộng hưởng từ sự kết nối thông tin, dữ liệu và tri thức của Base Platform.
“Với tầm nhìn là Nhà cung cấp xe đạp xe điện lớn nhất Việt Nam và sứ mệnh giúp cộng đồng nâng cao sức khỏe qua việc đạp xe, mục tiêu của chúng tôi là phải liên tục mở rộng mạng lưới và nâng tầm dịch vụ. Mục tiêu mở thêm 100 cửa hàng trước năm 2025 yêu cầu quá trình chuyển đổi số của Vòng Xanh sẽ còn diễn ra mạnh mẽ, trên bốn khía cạnh Con người, Văn hóa, Công nghệ và Dữ liệu. Chúng tôi cũng sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ nền tảng công nghệ và gắn bó sâu hơn với các đối tác như Base. Tôi mong muốn Base liên tục phát triển các giải pháp và hoàn thiện hệ sinh thái ứng dụng của mình, vì chúng tôi phụ thuộc vào bạn.”
Mr Peter Nguyễn – CEO Công ty TNHH Vòng Xanh nói về Base Platform.
Tổng kết
Với xu hướng nền tảng và sức mạnh kết nối không thể phủ nhận của nó, các nhà lãnh đạo ngày nay không thể không cân nhắc đến yếu tố nền tảng khi quyết định triển khai công nghệ trong doanh nghiệp.
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Để nhận tư vấn 1-1 và tham gia demo trải nghiệm tính năng các phần mềm quản trị vận hành của Base, bạn có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.