Đứng trên vai trò một nhà quản lý doanh nghiệp, đã bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì khiến có những doanh nghiệp thì số hóa thành công và trở nên thịnh vượng trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác lại “hụt hơi” trong cuộc đua chuyển đổi số chưa? Điều gì ảnh hưởng đến kết quả này? Liệu có phải do thời gian tồn tại, quy mô doanh nghiệp hay là khả năng của người lãnh đạo?
“Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng!” – Đây là rào cản tâm lý lớn nhất ngăn cản doanh nghiệp quyết định đầu tư công sức, tiền bạc vào công cuộc chuyển đổi số. Nhưng những gì đang diễn ra xung quanh đường đua này hoàn toàn chứng tỏ điều họ nghĩ là dễ hiểu:
1. Chuyển đổi số vô cùng tốn kém
Theo ước tính của IDC, đến năm 2022, các doanh nghiệp sẽ chi ra hơn 2 nghìn tỷ đô la cho các dự án chuyển đổi số. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, con số dường như sẽ dập tắt nhen nhóm ý định bắt tay vào quá trình chuyển đổi số của họ.
Nhưng trên thực tế, trong một cuộc khảo sát gần đây, 88% CIO (Chief Information Officer – Giám đốc công nghệ thông tin) của các công ty có tiềm lực kinh tế lớn thừa nhận họ thất bại, hoặc phải trì hoãn quá trình chuyển đổi số của mìn
2. Chuyển đổi số là sân chơi riêng của các ông lớn trong làng công nghệ
Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với những cái tên xuất hiện dày đặc trên trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây: Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc…
Những câu chuyện này đã và đang tạo ra hiểu lầm cho nhiều doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam khi cho rằng: Chuyển đối số trước nay vẫn được coi là sân chơi chính cho các unicorn và startup công nghệ cao. Hiểu lầm này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up hay những doanh nghiệp truyền thống cảm thấy dè dặt và lo lắng khi suy nghĩ về chuyển đổi số.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của IDG năm 2018, 38% các tập đoàn lớn là có động thái trong việc chuyển đổi số, trong khi con số này ở các start-up là 55%. Và đi kèm với con số này là rất nhiều tấm gương thành công, ví dụ rõ ràng nhất bạn có thể tìm hiểu thêm là Tomorrow Marketers – một học viện Marketing với quy mô vỏn vẹn 20 nhân sự đã đạt được thành công trong chuyển đổi số.
3. Trả lời: Doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi số – điều quyết định là người đứng đầu
Các cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số sẽ được quyết định bởi quy mô của doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn – nhà lãnh đạo – có biết tận dụng ưu điểm và hiểu được những thách thức của doanh nghiệp, tìm ra cách thức thích hợp đối với tổ chức của mình để làm chủ cuộc chơi hay không.
Hai con số trong báo cáo trên của IDG đã thể hiện sự chênh lệch lớn trong việc số hóa giữa 2 loại doanh nghiệp.
Các tập đoàn và doanh nghiệp truyền thống có vẻ sẽ gặp nhiều thách thức lớn trong việc số hóa. Vì có quy mô lớn và tồn tại vững chãi một thời gian dài, họ dễ dàng có xu hướng đi theo các hệ thống phân cấp lâu đời và cứng nhắc, điều này làm sự hợp tác bị giảm bớt, tốc độ thay đổi trong bất kỳ quy trình hay cơ cấu cũng chậm hơn. Các doanh nghiệp lớn khi chuyển đổi số có hầu hết phải cố gắng phá vỡ các silo, nỗ lực cải thiện giao tiếp và tăng tính minh bạch trong tổ chức.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là các tập đoàn và doanh nghiệp truyền thống không nên áp dụng chuyển đổi số – họ cũng có những lợi thế rất lớn mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ khao khát. Đi kèm với một doanh nghiệp lớn là những nguồn lực tuyệt vời, từ nền tảng vững chắc sẵn có, ngân sách lớn đến nhân sự và tri thức.
Starbucks vẫn luôn là một câu chuyện truyền đầy cảm hứng về một đế chế Chuyển đổi số từ một chuỗi cửa hàng bán cà phê đang dần mất chỗ đứng ở thị trường:
Cú chuyển mình ngoạn mục của Starbucks (Inforgraphic)
Các doanh nghiệp nhỏ và start-up cũng có những điểm mạnh nhất định trong khả năng chuyển đổi số: cấu trúc gọn gàng và linh hoạt – điều này khiến việc thay đổi sẽ dễ dàng và việc cộng tác minh bạch hơn. Và nhất là các doanh nghiệp start-up, ngay từ khi khởi động họ có thể áp dụng công nghệ để chuyển đổi số luôn mà không cần thay đổi như những doanh nghiệp tồn tại trước đó.
Điểm bất lợi ở đây chính là nguồn lực không lớn, đặc biệt là ngân sách hoạt động nhỏ nên chiến lược số tốt nhất cho bạn là: Ở mỗi thời điểm nhất định, nên tập trung vào một mục tiêu cụ thể để hỗ trợ cho chiến lược chung cho toàn doanh nghiệp, chẳng hạn như cải thiện trải nghiệm khách hàng hoặc cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách sử dụng dịch vụ đám mây.
Với sự nở rộ của các dịch vụ công nghệ, chuyển đổi số không còn là sân chơi riêng của các công ty công nghệ hay những tập đoàn với tiềm lực lớn, mà là của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Tomorrow Marketers.
Hành trình chuyển đổi số với 20 nhân sự của Tomorrow Marketers (Inforgraphic)
Kết luận: “Nắm rõ được thách thức là dấu hiệu đầu tiên của sự thành công”
Thành công của chiến lược số được báo hiệu bằng những thế mạnh và thách thức của công ty bạn, vì vậy cần phải nắm rõ những gì mình đang có, dự đoán trước những khó khăn trước khi phát triển mục tiêu của mình.
Hãy nhớ, công nghệ chưa bao giờ là rào cản – chuẩn bị tâm lý cho sự thay đổi mới là thách thức. Nếu có một tâm thế sẵn sàng tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có những bước tiến vững vàng.
Trong thế giới công nghệ mà mọi thứ thay đổi quá gấp gáp như hiện nay, bạn cần một cái đầu lạnh để có thể bình tĩnh tìm ra những khó khăn của công ty, thấu hiểu mô hình kinh doanh, bối cảnh cạnh tranh cũng như tâm lý người tiêu dùng trước khi cân nhắc việc áp dụng công nghệ.
Là doanh nghiệp bán lẻ, mỗi một giai đoạn bạn lại gặp phải một bài toán đau đầu, thậm chí là nhiều bài toán một lúc: Cạnh tranh ngày càng gắt gao? Thiếu nguồn lực để nhân rộng quy mô? Xu hướng thị trường thay đổi liên tục đến bất ngờ?
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Đăng ký nhận miễn phí Bộ tài liệu Chuyển đổi số viết riêng cho ngành bán lẻ TẠI ĐÂY