Chuyển đổi số #3: Làm thế nào để nằm trong 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công?

Chuyển đổi số không còn là một từ thông dụng mà là một phần không thể thiếu trong chiến lược của mọi công ty. Nó có khả năng thúc đẩy kết quả kinh doanh và tổ chức sâu sắc giúp đẩy nhanh tác động của nó một cách chiến lược. Chuyển đổi kỹ thuật số xoay quanh việc áp dụng và tích hợp các công nghệ hiện đại dựa trên dữ liệu đột phá vào kinh doanh làm thay đổi căn bản cách thức kinh doanh và cách cung cấp giá trị cho khách hàng.

Chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trước sự gián đoạn từ các công ty ngang hàng, gã khổng lồ công nghệ cũng như các công ty khởi nghiệp. Các doanh nghiệp đã thành công cho đến nay đã ngày càng tập trung vào việc phá vỡ các sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số của họ thành các thành phần thực thi để đạt được tốc độ và quy mô.

1. 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bạn đã đến lúc cần Chuyển đổi số

Sẽ chẳng có ai hét lên với bạn là “Đã đến lúc chuyển đổi số rồi!” hay “Sao chỉ có mỗi chúng ta không xuất hiện trên Instagram?”

Các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đang cần chuyển đổi số sẽ thể hiện dưới một loạt các vấn đề kinh doanh và ở các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Nếu một hay thậm chí là nhiều mục trong số dưới đây xuất hiện, đã đến lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về việc phát triển chiến lược chuyển đổi số rồi!

1. Không còn nhận được những lời giới thiệu mà bạn đã từng có như trước đây: Tiếp thị giới thiệu (thường là truyền miệng) ngày càng xuất hiện mạnh mẽ thông qua các phương tiện truyền thông, ứng dụng, email hay nhắn tin. Nếu doanh nghiệp của bạn không có sự hiển thị số mạnh mẽ và dễ để chia sẻ trên các nền tảng đó, việc bị bỏ lỡ các lượt giới thiệu không quá ngạc nhiên kể cả sản phẩm của bạn có tốt thế nào.

2. Khách hàng không còn quay trở lại: Việc mất đi những khách hàng trung thành hay khách hàng quay lại sau lần làm việc đầu tiên không nhất thiết là dấu hiệu của sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng. Điều này còn có thể là do các chương trình khuyến mại của đối thủ cạnh tranh, sự thiếu thông tin của doanh nghiệp khiến khách hàng không liên lạc được hay vì bất kỳ lí do nào khác. Rõ ràng vào lúc này, một chiến lược nhắn tin nằm trong kế hoạch chuyển đổi số sẽ làm sáng tỏ lý do tại sao việc khách hàng không quay trở lại để bạn tìm cách cải thiện vấn đề.

3. Các chương trình khuyến mại cũ không còn tác dụng: Tại sao chương trình mũi nhọn từng đem lại doanh thu vô cùng lớn của bạn không còn hiệu quả nữa? Rất khó để đo lường các chiến dịch liên quan đến in ấn. Nhưng ngay cả khi một chiến dịch số năm ngoái đã không còn đem lại khách hàng tiềm năng, đã đến lúc tìm một cách mới hơn, ở một góc độ khác để tiếp cận khách hàng. 

4. Khiếu nại giữa các bộ phận ngày càng nhiều: Sự ma sát này có thể do việc thiếu hợp tác và chia sẻ thông tin, các nhóm hoạt động trong silo,… Thời đại bây giờ không cho phép các nhà quản lý nghĩ rằng bán hàng và tiếp thị không liên quan đến nhau. Hợp tác là hoạt động nền tảng trong văn hóa doanh nghiệp hiện đại. Cốt lõi của kỹ thuật số là kế hoạch làm cho dữ liệu kinh doanh có thể được truy cập ngay lập tức – nghĩa là phải lấy được dữ liệu từ các silo trước khi có bất kỳ ai cần nó.

5. Nhân viên yêu cầu các tính năng từ các ứng dụng tiêu dùng thay vì hệ thống công nghệ lạc hậu: Spreadsheet rất tuyệt nhưng đừng sử dụng cho mọi thứ, nó không sinh ra để quản lý dự án hay báo cáo. Hiện nay đã có nhiều ứng dụng hiện đại phục vụ cho các nhu cầu cụ thể: tích hợp để chia sẻ dữ liệu, cung cấp trải nghiệm thân thiện trên máy tính và thiết bị di động cho người dùng.

Nếu đi sâu vào mỗi vấn đề bên trên bạn sẽ nhận ra bản chất của chúng đều là do thiếu đi khả năng hiển thị về dữ liệu kinh doanh cần thiết để đưa ra những quyết định tốt. Việc cần làm là sửa chữa cơ sở hạ tầng công nghệ của bạn để tạo điều kiện chia sẻ và phân tích dữ liệu trong toàn doanh nghiệp. Đã đến lúc nâng cao khả năng đưa ra quyết định sáng suốt hơn rồi!

2. 5 trụ cột của chuyển đổi số giải mã công thức thành công

Chúng ta sẽ tìm hiểu 5 trụ cột quan trọng cấu thành nên quá trình chuyển đổi số bao gồm: Văn hóa và chiến lược số; Gắn kết khách hàng; Quy trình và cải tiến; Công nghệ; Phân tích và quản lý dữ liệu.

Một quy trình chuyển đổi số thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố này. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố, doanh nghiệp của bạn hẳn đang phung phí nguồn lực:

#1. Thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn (Digital Business Strategy & Culture)

Với doanh nghiệp, nếu chiến lược được ví như Hạt giống thì văn hóa sẽ được xem là Đất. Nếu “Đất” không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, “Hạt” cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được, và ngược lại. Tuy nhiên, việc kiến tạo nên một “mảnh đất tốt” luôn là một bài toán đau đầu của các doanh nghiệp.

Theo một khảo sát của trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Katzenbach đối với 2.219 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy:

Ở Việt Nam, câu chuyện về chiến lược và văn hoá doanh nghiệp vẫn luôn là một đề tài hết sức nóng bỏng. Dễ thấy nhất là những trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp như: “Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả làm việc vẫn chưa cao?”, “Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?”, “Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”,…

Vậy, đâu là lời giải cho bài toán này? Hãy cùng xem xét một vài bước cơ bản để xây dựng lên một chiến lược văn hoá hiệu quả.

Bước 1: Xác định Nhiệm vụ – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của công ty và đưa chúng vào thực tiễn

Nhiệm vụ của tổ chức sẽ giúp bạn hiểu tại sao công việc kinh doanh này lại tồn tại và nó đang phục vụ ai. Tầm nhìn sẽ đưa ra những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được và nơi nó thuộc về trong tương lai. Giá trị của tổ chức là niềm tin đằng sau, lèo lái cách mọi hoạt động diễn ra. 

Công việc này không dễ dàng và cũng không có sẵn những khuôn mẫu để áp dụng với mọi doanh nghiệp. Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị của một doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược và văn hoá của công ty.

Bước 2: Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau

Sau khi đề ra các quy tắc văn hóa nơi công sở, bạn sẽ có xu hướng tuyển dụng những ứng cử viên có cùng niềm tin hoặc đề cao những giá trị tương tự như bạn, nhưng thật ra, một đội ngũ nhân viên đa dạng quan điểm sẽ đưa ra vô số những ý tưởng rất đáng chú ý. Hãy nâng cao văn hóa doanh nghiệp của bạn bằng cách tuyển dụng và tạo điều kiện để những người có khả năng bổ sung cho nhau làm việc trong cùng một nhóm.

Bước 3: Sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá kết quả.

Khi chiến lược được thiết lập, doanh nghiệp cần rà soát xem các mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu để đánh giá kết quả và hiệu quả. Ngoài những tiêu chí đánh giá tự xây dựng, công ty nên sử dụng thêm các công cụ đánh giá có sẵn để thu được mức độ đánh giá chính xác và toàn diện.

Các công cụ đánh giá chiến lược hiệu quả có thể kế đến là Scoro, Datapine, Base Planning,… Chỉ khi nắm chắc thông tin này, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục đưa ra hướng đi phù hợp trong tương lai.

#2. Gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn (Customer Engagement)

Đến năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành hàng hóa.

Giải bài toán tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Giống như việc thưởng thức một chiếc bánh ngọt, trải nghiệm khách hàng cần có sự hòa quyện của nhiều lớp (brand layering) khác nhau: Một lớp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, một lớp tương tác trực tiếp với sản phẩm tại cửa hàng và một lớp quá trình thanh toán trực tuyến tối ưu.

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là lập bản đồ hành trình khách hàng, gắn kết những trải nghiệm này thành một chuỗi liên tục trong mọi giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng, từ đó ta có thể ghi lại mọi điểm tiếp xúc (contact point) giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp.

Việc tiếp theo là bạn sẽ phải định ra những chương trình tại mỗi điểm tiếp xúc để chủ động mang lại cho khách hàng tiềm năng những cảm xúc tích cực khiến họ muốn bước tiếp trong hành trình khách hàng. Thực tế, mỗi một doanh nghiệp sẽ có những hành trình khách hàng khác nhau. Và mỗi khách hàng lại có một điểm kết thúc hành trình khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ có hài lòng với doanh nghiệp hay không.

7 giai đoạn trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơi trong hành trình kết nối thương hiệu với khách hàng. Khi thực hiện một cách chính xác, trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng và mở cánh cửa để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

#3. Cải tiến không ngừng

Mục đích của việc cải tiến quy trình là để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Hãy nghĩ về thời gian mà nhân viên của bạn dành để theo dõi, kiểm tra một công việc đã xong hay chưa, hoặc thảo luận về tiến độ làm việc trong cuộc họp. Những phần mềm theo dõi tiến độ công việc như Flow, Producteev hay Base Wework cho phép nhân viên cập nhật tiến độ dự án ở bất cứ đâu. Điều này giúp cuộc họp ngắn hơn, ít email qua lại hơn và tất nhiên là tăng năng suất hiệu quả gấp nhiều lần.

Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất làm việc là lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay. Nếu bạn là một nhân viên, tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. Dù bạn là ai, năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.

#4. Sự quyết đoán trong việc áp dụng công nghệ

Với 2 tỷ người sử dụng Internet băng thông cao và 51.9% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh, thế giới giờ đây không chỉ “phẳng”, mà còn “tức thì”, tất cả nhờ có công nghệ.

Everything Tech – Xưa thì Kodak, nay là Instagram. Xưa là Borders Books, nay là Amazon. Xưa là khách sạn, nay là Airbnb. Dù sáng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ gì cũng phải áp dụng công nghệ. Sự bắt đầu của thời kỳ công nghệ với luật chơi mới đã đặt lại định nghĩa về nhu cầu và thị trường cho mọi ngành nghề.

Chỉ trong tích tắc, nền tảng công nghệ đã biến kinh doanh trở thành một sân chơi bình đẳng, nơi một công ty nhỏ có thể đánh bại một đế chế doanh nghiệp hùng mạnh với tuổi đời hàng trăm năm. Nếu năm 1930, vòng đời của một tập đoàn lớn trên bảng xếp hạng S&P500 là 65 năm thì hiện nay, tuổi thọ của họ đã giảm đi 80%, trung bình chỉ còn 15 năm.

Cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá.

#5. Quản lý và phân tích dữ liệu 

Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu. Doanh nghiệp giờ đây cần đến những “Big data Analyst” để có khả năng chuyển đổi dữ liệu thành tài sản vốn, biến những con số vô tri thành con số “biết nói”.

Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu.

Việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần.

Kể từ năm 2010 đến nay, ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn 100 tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung.

Vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng dữ liệu để làm gì. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả thì Big Data sẽ trở thành một khối tài sản vô giá, từ đó giúp cắt giảm chi phí, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.

Vụ bê bối này đặt ra hàng loạt câu hỏi về sự minh bạch trong việc khai thác dữ liệu, cũng như trong cách kinh doanh dữ liệu của Facebook nói riêng và các công ty công nghệ nói chung. Nếu không được quản lý một cách đúng đắn, dữ liệu sẽ trở thành con dao hai lưỡi đẩy các doanh nghiệp lún sâu vào khủng hoảng và đánh mất lòng tin của khách hàng.

Kết luận

Hành trình chuyển đổi số là một chuyến đi dài với vô vàn những thách thức xảy ra, khó có thể đong đếm ra hết trong một bài viết. Khi cả thế giới đã nói quá nhiều về chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần quay lại với những điều căn bản, nhờ đó có thể mạnh dạn bước những bước đi đầu tiên, trên hành trình chinh phục trái tim người tiêu dùng.

Muốn triển khai thành công quy trình này thì một nhà quản lý không thể chỉ dựa trên những hiểu biết hời hợt “bề nổi” được. Bởi vậy, trước khi bắt đầu có suy nghĩ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, những người lãnh đạo cần phải trang bị thật đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bản thân mình!

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Đăng ký nhận miễn phí trọn bộ tài liệu Chuyển đổi số ngành Bán lẻ TẠI ĐÂY

Chuyển đổi số #3: Làm thế nào để nằm trong 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công?

Viết một bình luận