6 phương pháp đột phá để lấy lại niềm tin đang mất dần trong doanh nghiệp

Niềm tin là chất bôi trơn cho mọi bộ phận của một tổ chức hoạt động một cách nhịp nhàng nhất”

Warren Bennis, học giả và nhà cố vấn hàng đầu về kỹ năng lãnh đạo, đã khẳng định vai trò thiết yếu của niềm tin trong doanh nghiệp qua các bài thuyết giảng của mình. Theo ông, đây là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới thành bại của mỗi tổ chức, bất kể quy mô và lĩnh vực họ đang tham gia. 

Quan trọng là vậy, nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều nhà lãnh đạo đang loay hoay trong việc giải quyết bài toán xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp (và rất có thể chính bạn là một trong số đó!). Bài viết dưới đây sẽ đóng vai trò làm người dẫn đường giúp bạn tìm cho mình một lời giải thấu đáo nhất tới bài toán này. 

1. Lý do gì khiến niềm tin trong doanh nghiệp quan trọng đến vậy?

Trong một cuộc phỏng vấn của Trường Kinh doanh Harvard, diễn giả Douglas Conant (Cựu giám đốc điều hành của Campbell’s Soup) đã giải thích về vai trò của niềm tin trong doanh nghiệp: “Để lãnh đạo một tổ chức, chúng ta cần phải truyền cảm hứng về niềm tin. Lòng tin là thứ thay đổi mọi thứ. Trong một nền văn hóa có độ tin cậy cao, công việc sẽ dễ dàng được hoàn thành hơn”. 

Minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói này của ông chính là sự thay đổi ngoạn mục của Campbell’s Soup sau khi Conant trở thành CEO.

Trước đó giá cổ phiếu công ty bị trượt một nửa chỉ trong vòng 3 năm. Thời điểm bước vào Campbell, theo cách nói của ông, công ty này đang tồn tại một nền văn hóa độc hại: Các nhân viên thì chán nản, hệ thống quản lý không ổn định, đặc biệt là lòng tin quá thấp – cứ 2 nhân viên thì có 1 người đang nung nấu tìm công việc mới.

Nhận thấy được sự nguy hại của tình trạng này, Conant đầu tư rất nhiều công sức vào việc thay đổi văn hóa nội bộ, tập trung xây dựng niềm tin của nhân viên đối với doanh nghiệp. Và những nỗ lực này đã đem lại kết quả vô cùng bất ngờ. Trong vòng 5 năm sau đó, tổng lợi nhuận cổ đông tích lũy của Campbell’s đã vượt xa S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index – chỉ số cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất).

niem-tin-01

Douglas Conant lật ngược tình thế cứu Campbell’s bằng sức mạnh của niềm tin

Vậy thì niềm tin mang lại điều gì để khiến một doanh nghiệp như Campbell’s Soup cải thiện với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy?

  • Nâng cao năng suất nhân viên tới 50%: Một nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng, niềm tin có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc. Ở các nhân viên có mức độ tin tưởng cao vào doanh nghiệp, mức độ căng thẳng giảm còn 74% và năng lượng tăng lên tới 106% trong khi làm việc.
  • Cải thiện sự trao đổi thông tin: Nhân viên sẽ ngay lập tức ngừng chia sẻ nếu ý kiến của mình có nguy cơ bị loại bỏ hay chế giễu. Việc tạo dựng niềm tin rằng ý kiến của họ sẽ luôn được tôn trọng và được tiếp nhận nghiêm túc sẽ tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và tâm huyết hơn trong doanh nghiệp.
  • Góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp: Trong cuốn sách “Tốc độ của niềm tin”, Stephen M. R. Covey đã chỉ ra rằng một trong những phương pháp hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Theo đó, muốn có thương hiệu uy tín thì cần phải có một tổ chức đáng tin. Một tổ chức đáng tin là có được sự tin cậy không chỉ từ những người bên ngoài mà còn từ chính các cá thể trong doanh nghiệp.

Bất kể là tạo dựng niềm tin trong tổ chức hay trên thương trường – đều xuất phát từ sự tin cậy của chính bản thân mỗi người, lan tỏa trong doanh nghiệp rồi lan tỏa trên thương trường và xã hội.

niem-tin-03

Niềm tin ảnh hưởng đến mọi góc độ của doanh nghiệp

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là kết quả tất yếu được tổng hòa từ các lợi ích của niềm tin trong doanh nghiệp đã liệt kê bên trên. 

Một chia sẻ khác của Stephen M. R. Covey về niềm tin doanh nghiệp rất thú vị: “Niềm tin luôn tác động đến tốc độ (speed) và chi phí (cost). Khi niềm tin giảm, tốc độ sẽ giảm, chi phí tăng lên và ngược lại.” Khi mức độ tin tưởng cao hơn, nhân viên có xu hướng làm việc hiệu quả hơn. Từ đó họ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh và mang lại doanh thu tốt hơn cho công ty.

Có thể thấy niềm tin là một giá trị cốt lõi của văn hóa nội bộ và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống niềm tin lại rất khó và cũng không hề dễ để nhận ra những lỗ hổng trong nội bộ. Nhiều nhà lãnh đạo vẫn bảo thủ khi ai đó chỉ ra rằng họ đang có vấn đề bằng cách ngụy biện: “Không, chúng tôi vẫn ổn – chúng tôi chỉ có những nhân viên tồi!”. Và tất nhiên, họ sẽ bỏ qua việc tìm cách giải quyết vấn đề.

2. Sai lầm khi xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp

Niềm tin rất khó đo lường và không mang lại lợi tức đầu tư tuyệt đối, chính vì thế các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rất khó bị thu hút để tập trung đầu tư vào một sản phẩm vô hình như vậy. 

Chính vì tư tưởng này, mà theo một khảo sát toàn cầu từ EY, người ta thấy rằng chỉ có 46% nhân viên tin tưởng cấp trên hiện tại của họ. Những điều sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến con số 46% đáng ngạc nhiên này:

  • Quá tập trung vào lợi nhuận

Trong giai đoạn mới bắt đầu phát triển kinh tế, một số công ty thường tập trung vào các mục tiêu sống còn ngắn hạn như là lợi nhuận. Những giá trị như niềm tin thường được xem là thứ xa xỉ. 

Hơn nữa, áp lực đạt mục tiêu doanh số và tối ưu chi phí đôi lúc khiến các nhà quản lý vô tình có những hành động thể hiện sự thiếu tin tưởng đối với nhân viên. Khi áp lực quá lớn, nhiều nhà quản lý trở nên quá tập trung bảo vệ vị trí của mình và đưa ra những chính sách mang tính cưỡng ép với cấp dưới. Điều này sẽ giết chết niềm tin của nhà quản lý và nhân viên của mình.

niem-tin-05

Niềm tin được xem là thứ xa xỉ so với những lợi ích về mặt kinh tế

  • Hệ thống tổ chức và vận hành không hiệu quả

Niềm tin của nhân viên còn thể hiện ở thái độ của họ với bộ máy doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức gò bó với hệ thống vận hành cũ kỹ, không chịu cởi mở sẽ khiến nhân viên không có cơ hội được sáng tạo, tư duy phát triển và đổi mới. Như một điều tất yếu, nhân viên có xu hướng đổ lỗi trực tiếp lên cấp trên của mình và không còn tin tưởng những lãnh đạo của mình nữa. 

Một bộ máy vận hành ổn định với những chính sách hợp lý sẽ khiến nhân viên ở lại làm việc do tin tưởng vào cơ hội phát triển ở một doanh nghiệp tốt. Ngược lại, với một hệ thống tổ chức yếu kém dẫn đến năng suất làm việc giảm, ảnh hưởng đến doanh thu công ty và lợi ích của chính nhân viên, họ sẽ nhanh chóng bỏ đi tìm kiếm những nơi cảm thấy tin tưởng hơn để ổn định và phát triển.

  • Quản lý nhân viên một cách cực đoan – quản lý vi mô (Micromanagement)

Nhà quản lý kiểu vi mô sẽ luôn soi xét mọi hành động của nhân viên, liên tục đưa ra những góp ý tiểu tiết thay vì hướng dẫn họ thực hiện công việc một cách phù hợp. Nhà quản lý kiểu này còn có xu hướng áp đặt suy nghĩ, cách làm của mình lên nhân viên mà không cần thử lắng nghe những ý tưởng mới của cấp dưới. Điều này sẽ dần dần khiến nhân viên mất niềm tin vào cấp trên.

Hơn nữa, niềm tin vào bản thân cũng rất quan trọng. Một khi nhân viên quen với việc bị quản lý áp đặt thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên, khái niệm “lãnh đạo” hoàn toàn không còn nữa. Họ không nhận thấy giá trị đóng góp của mình ở công ty và có xu hướng nghỉ việc để tìm kiếm môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh hơn.

3. Làm cách nào để nhà quản lý cải thiện niềm tin của nhân viên?

Sự thiếu tin tưởng có thể lan rộng một cách chóng mặt và tạo thành một ngọn lửa tiêu cực, thiêu đốt môi trường văn hóa doanh nghiệp của bạn. Vì vậy kể cả khi vấn đề bộc phát hay chưa, hãy thử vài bước sau trước khi mọi thứ quá muộn:

Dĩ nhiên, minh bạch là điều đầu tiên và quan trọng nhất:

Doanh nghiệp minh bạch là doanh nghiệp luôn thấu hiểu, đề cao và thực hiện có hiệu quả việc chia sẻ thẳng thắn và rõ ràng về tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi, chiến lược, quy trình hoạt động và mọi kết quả đạt được của doanh nghiệp lẫn nhân viên.

Trước khi có các quyết định quan trọng liên quan đến sự thay đổi của công ty, thông báo hoặc hỏi ý kiến nhân viên là điều nên làm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ. Đồng thời cũng tránh gây ra các lo lắng và các loại tin đồn gây ảnh hưởng tới uy tín và chia rẽ nội bộ nhân viên. 

Việc bạn cho phép nhân viên nắm giữ thông tin về doanh nghiệp còn khiến họ cảm thấy mình là một phần của doanh nghiệp, sẵn sàng trao ngược lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp và cũng sẽ có động lực làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào việc xây dựng tính minh bạch thông qua các công cụ hỗ trợ quản lý công việc theo phòng ban và dự án. Chúng có thể giúp nhà quản lý dễ dàng phân bổ, theo dõi tiến độ kế hoạch và cá nhân, yêu cầu nhân viên cập nhật kết quả lên hệ thống và tự động báo cáo và đo lường kết quả làm việc của nhân viên, từ đó giúp đánh giá nhân viên chính xác và công bằng hơn rất nhiều.

niem-tin-01

Base Wework – nền tảng quản lý dự án xây dựng dựa trên nhu cầu minh bạch hoá mọi thông tin của doanh nghiệp

Tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp

Có rất nhiều cách và một trong những cách điển hình là tổ chức các hoạt động giải trí ngoài những giờ làm việc. Đây là một cách truyền thống nhưng vẫn có tác dụng tuyệt vời. Văn phòng luôn gây ra gò bó và áp lực với công việc, khiến mọi người cảm thấy quá bận rộn hoặc mệt mỏi để làm quen và giao tiếp với nhau. Sắp xếp các hoạt động giải trí như là Team Building là một cách tuyệt vời để giao tiếp với nhau một cách thoải mái hơn, từ đó nâng cao cơ hội để gia tăng niềm tin qua các cuộc hội thoại.

Bên cạnh Engagement – Aspiration – Mentoring, mô hình T.E.A.M khi tổ chức Team Building bao gồm yếu tố Trust (sự tin tưởng): Các trò chơi team building giúp các nhân viên xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Đây là tiền đề để xây dựng các mối quan hệ niềm tin – điều cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp nào.

Thẳng thắn góp ý và cũng mạnh dạn nhận lại sự phê bình

Chúng ta đều không thể đọc được suy nghĩ của người khác. Hãy thường xuyên trao đổi, phê bình thẳng thắn về hiệu suất của nhân viên, đồng thời cùng đưa ra giải pháp để giúp họ đạt được những gì bạn mong đợi. Và hãy nhớ rằng một vài lời chúc mừng đơn giản cũng nâng cao tinh thần đáng kể khi nhân viên đạt kết quả tích cực trong công việc. 

Đồng thời bạn cũng luôn phải sẵn sàng mở lòng nhận lại những ý kiến từ những người khác, cho thấy mình là một người lãnh đạo. Một môi trường phát triển tuyệt vời là môi trường có văn hóa mở. Một tổ chức gồm những cá nhân có tư duy học hỏi, nhận lỗi và cùng sửa chữa sai sót bản thân là một tổ chức mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển. 

Xây dựng văn hóa tôn trọng

Vốn dĩ tôn trọng người khác là điều ở bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần làm chứ không phải trong mỗi doanh nghiệp. Đây có thể là cách hay và đơn giản nhất để bạn bắt đầu lấy lòng tin từ nhân viên của mình.

Là tiền đề tạo nên một môi trường văn minh, sự tôn trọng có thể đến từ những hành động nhỏ nhất: Lắng nghe những ý tưởng mới của nhân viên; Tiếp thu những ý kiến và góp ý;  Đúng giờ khi có một cuộc họp; Trân trọng và khen thưởng dù là sự cố gắng nhỏ nhất;…

Bạn mong muốn được đối xử như thế nào, hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách đối xử với người khác chính xác như vậy!

Tối ưu hóa bộ máy làm việc

Một tổ chức làm việc hợp lý với những chính sách minh bạch và luôn tỏ ra có lợi cho nhân viên là điều kiện không thể thiếu để họ tin tưởng vào doanh nghiệp của mình. Không gì khiến nhân viên tin tưởng vào doanh nghiệp hơn là một bộ máy làm việc tối ưu khoa học. 

Hơn nữa, việc đảm bảo nhân viên luôn được cập nhật và làm việc với các công cụ tối ưu sẽ giúp họ đạt được kết quả tốt hơn trong công việc. Những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là những tổ chức rất thông minh trong cách cởi mở đón nhận những tinh hoa công nghệ.  Điều quan trọng là họ đảm bảo nhân viên luôn tin rằng mình sẽ có được sự trợ giúp từ công ty nếu cần.

Dù lớn hay nhỏ, hãy chịu trách nhiệm cho những sai lầm của bạn.

Chuyên gia nhân sự Dave Bowman cho rằng: Sự tin cậy và trung thành chỉ có thể tồn tại nếu ban lãnh đạo cấp cao thực hiện và làm gương cho mọi bộ phận và đơn vị.”

Không có ai là hoàn hảo. Việc đổ lỗi cho người khác khiến lòng tin đối với bạn ngày càng bị mục ruỗng và những mâu thuẫn nội bộ sẽ dần bị hình thành. Một cái nhìn về người làm sai nhưng dám chịu trách nhiệm sẽ luôn tốt hơn cái nhìn về một người không trung thực, chỉ biết đổ lỗi.

Một người quản lý có khả năng nhận lỗi và chịu trách nhiệm sẽ tạo ra một bầu không khí cởi mở. Nhân viên của bạn sẽ mạnh dạn hơn khi hành động mà không còn cảm giác sợ sai.

Tạm kết

Niềm tin một khi bị mất đi có thể khiến một doanh nghiệp thành công nhất cũng sụp đổ. Xây dựng và phát triển niềm tin trong lãnh đạo là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi nhà quản lý phải dành rất nhiều tâm sức đối với nhân viên của mình. Quan trọng hơn hết, nhà quản lý phải coi nhân viên như bạn bè thân thiết của mình. Hãy sống thật với họ – lòng tin sẽ tự tìm đến.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm và được tư vấn trải nghiệm các tính năng của Base Wework.

6 phương pháp đột phá để lấy lại niềm tin đang mất dần trong doanh nghiệp

Viết một bình luận