Ứng viên của tôi không đến phỏng vấn dù được hẹn: Tôi nên làm gì?

Ứng viên không xuất hiện phỏng vấn – không hề báo trước. Gọi điện không nghe máy. Email không trả lời. Nhà tuyển dụng đang tuyệt vọng tìm kiếm ứng viên, hồi hộp khi có một CV đủ trình độ, nay lại phải chịu cảnh bị bỏ rơi. Bi kịch này của nhiều nhà tuyển dụng thì có nhiều lý do. Hôm nay Base E-hiring sẽ gợi ý một vài hướng giải quyết hợp lý và chia sẻ cùng bạn các cách hạn chế tình trạng này nhé. 

1. Làm gì khi ứng viên không đến phỏng vấn? 

Trước đây khi nhà tuyển dụng ở vị thế cao hơn ứng viên, tình trạng ứng viên biến mất khỏi phỏng vấn sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng bực mình vì cảm giác không được tôn trọng. Bực mình cũng phải thôi, chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn đâu phải đơn giản: nó làm xáo trộn lịch công việc của bao nhiêu người liên quan. 

Nhưng giờ đây khi mà đến hồ sơ gửi về còn thiếu thốn, thì tình trạng ứng viên không đến phỏng vấn là điều đáng buồn hơn là đáng giận.

Nếu ứng viên không báo trước về sự vắng mặt của mình, thì rất có thể bạn đang làm sai ở đâu đó. 

Dù sao đi nữa, phản ứng đầu tiên mà nhà tuyển dụng cũng không nên là “bỏ bom” điện thoại hay inbox của ứng viên bằng những từ ngữ tiêu cực. Càng không nên mặc kệ ứng viên và coi như “đường ai nấy đi” từ đó chỉ vì nghĩ rằng người đó không còn xứng đáng với sự quan tâm của bạn. Nếu mà ứng viên có điều đột xuất không thể thông báo (như gặp tai nạn?) thì sao? 

Lời khuyên tốt nhất cho các nhà tuyển dụng trong trường hợp như trên là viết một email follow-up tới ứng viên sau buổi phỏng vấn với đại ý như sau: “Như đã thống nhất về lịch phỏng vấn cho vị trí vào lúc , chúng tôi đã chờ nhưng rất tiếc lại không thấy bạn tới tham gia. Chúng tôi buộc phải mặc định rằng bạn không hứng thú với công việc này nữa và chính thức rút đơn ứng tuyển của mình. Nếu có bất kì lý do gì cụ thể khiến bạn không thể buổi phỏng vấn này, chúng tôi rất mong được biết. Xin cảm ơn!”

Dù nhận được phản hồi hay không, hành động này sẽ giúp ích cho thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp bạn rất nhiều. Hãy cho ứng viên biết bạn sẵn lòng lắng nghe họ bằng ngôn từ chân thành và lịch sự – họ sẽ cảm thấy sự chuyên nghiệp từ phía doanh nghiệp bạn. Nếu ứng viên trả lời cho bạn biết lí do của họ là gì thì đó là cơ hội tốt để bạn rút kinh nghiệm về sau. 

Tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lí do phổ biến cho tình trạng này và tìm cách xử lí chúng nhé. 

2. Vì sao ứng viên không đến phỏng vấn và cách hạn chế 

2.1. Ứng viên đã nhận lời làm việc ở nơi khác

Đối với các ứng viên sáng giá, khi đang trong nhu cầu tìm việc thường không mấy khi họ chỉ có duy nhất một sự lựa chọn. Bạn sẽ thường phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác đang lăm le “cướp người” của bạn, và rất có thể sẽ bị “hẫng tay trên” nếu như đối thủ offer mức lương cao hơn, môi trường tốt hơn hay đơn giản là “oai” hơn. 

Gợi ý cho tình trạng này là rút ngắn thời gian tuyển dụng tối đa và đầu tư cho một thương hiệu tuyển dụng lâu dài. Nếu phát hiện một ứng viên tiềm năng, hãy nhanh chóng sắp xếp phỏng vấn họ càng sớm càng tốt chứ đừng đợi hết thời gian nhận hồ sơ. Trong khoảng thời gian đó, có khi họ đã kịp… onboard tại công ty mới rồi không chừng!

2.2. Ứng viên chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức

Ứng viên loại này thường vì lí do nào đó mà không thể tìm hiểu kĩ về vị trí, về công ty, gần đến buổi phỏng vấn sẽ nảy sinh tâm lý lo ngại, sợ rằng mình không thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn nên… tốt nhất là bùng từ đầu. 

Loại này, thường gặp nhất ở những ứng viên mới ra trường. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia phỏng vấn nên còn nhiều e dè, có khi tới địa điểm phỏng vấn lại… quay đầu xe đi về. Nhưng đồng thời do nhu cầu tìm việc lớn nên họ thường rải hồ sơ đến nhiều công ty, từ đó nảy sinh tâm lý bỏ phỏng vấn một doanh nghiệp cũng không ảnh hướng quá lớn. 

Một vài lời khuyên thực tiễn có thể áp dụng cho tình trạng này là:

  • Ghi rõ về yêu cầu công việc để ứng viên hình dung chính xác về vị trí
  • Ghi rõ những lưu ý và yêu cầu chuẩn bị của ứng viên trước buổi phỏng vấn
  • Gọi điện (Phone screen) trước phòng phỏng vấn chính thức để nhanh chóng lọc những ứng viên không phù hợp
  • Phỏng vấn qua Internet (Skype, Hangouts,…). Một số người gặp khó khăn trong giao tiếp trực tiếp hoặc bản thân quá trình di chuyển đến địa điểm phỏng vấn sẽ tạo cơ hội cho họ thay đổi quyết định. Thay vào đó, nếu ứng viên ở ngay tại nhà để thực hiện việc phỏng vấn, có thể tâm lý của họ sẽ dễ chịu hơn. 

2.3. Ứng viên bận việc quan trọng đột xuất / quên lịch phỏng vấn 

Thường khi có việc đột xuất, các ứng viên sẽ gọi điện thông báo trước cho nhà tuyển dụng; tuy nhiên cũng không phải không có trường hợp ứng viên bận rộn quá nên phải đợi đến email follow-up mới nhớ ra (lại một lí do khác khiến bạn phải gửi email tới ứng viên chứ đừng nên ngó lơ họ!) Đây là hai lý do rất đáng tiếc nhưng trong trường hợp thiếu và cần ứng viên thì nhà tuyển dụng nên linh hoạt, dời lịch phỏng vấn sang một buổi khác. 

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, nhà tuyển dụng nên chủ động nhắc nhở ứng viên trước phỏng vấn 3 và 1 ngày. Hiện nay, đã có những phần mềm quản lý tuyển dụng cho phép tự động gửi email báo lịch phỏng vấn tới những người tham gia, giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên quản lý lịch dễ dàng.  

quan-ly-lich-phong-van-ung-vien-base-hiring

Giao diện quản lý lịch phỏng vấn của phần mềm quản lý tuyển dụng Base Hiring. Những người tham gia buổi phỏng vấn sẽ được gửi email thông báo trước 

3. Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học chiến lược cho nhà tuyển dụng

Nhìn chung, có rất nhiều lí do để một ứng viên biến mất không dấu vết khỏi buổi phỏng vấn, và một nhà tuyển dụng thì có thể nỗ lực đối phó với tình trạng này bằng nhiều chiến thuật. Tuy nhiên, về lâu dài, việc ứng viên không đến phỏng vấn là chỉ là một bài toán đại diện cho một vấn đề mang tầm chiến lược trong công việc tuyển dụng, đó là câu chuyện về Xây dựng thương hiệu tuyển dụng. 

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng – nghe có vẻ là khái niệm cao siêu, nhưng thực ra hiển hiện trong mọi hành động bạn thực hiện với các ứng viên tiềm năng của mình. 

Với một thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn sẽ có được lợi thế cạnh tranh với các nhà tuyển dụng khác và “ghi điểm” trong lòng ứng viên. Khi mà doanh nghiệp của bạn “có giá” hơn thì việc từ bỏ một buổi phỏng vấn cũng sẽ khó khăn hơn. 


Xây dựng thương hiệu tuyển dụng có thể bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ nhặt như nhanh chóng gửi email phản hồi tới ứng viên sau từng vòng hay có một trang tuyển dụng doanh nghiệp bắt mắt và đầy đủ thông tin. Cũng có khi, xây dựng thương hiệu tuyển dụng là những nhiệm vụ to tát hơn như xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các sự kiện giúp đỡ cộng đồng,… Dù sao đi nữa, đây vẫn là một câu chuyện chiến lược cần được xử lí bài bản. 

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Để tìm hiểu sâu hơn về công thức tuyển dụng chuyên nghiệp và các công nghệ hỗ trợ đắc lực nhất, bạn có thể tìm đọc ebook MIỄN PHÍ “Công thức tuyển dụng 4.0 và công nghệ E-hiring” của chúng tôi tại đây.  

Ứng viên của tôi không đến phỏng vấn dù được hẹn: Tôi nên làm gì?

Viết một bình luận