Từ tốt đến vĩ đại: Đừng đặt sai người lên cỗ xe doanh nghiệp

Hãy tưởng tượng, bạn, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, giống như một tài xế, và doanh nghiệp của bạn chính là cỗ xe mà bạn đang ngồi sau vô lăng. Nhiệm vụ của bạn là quyết định 3 vấn đề: Chiếc xe này sẽ đi tới đâu, đi tới đó bằng cách nào, và ai sẽ đi cùng bạn trên chuyến xe này. Việc nên ưu tiên giữa “Đi cùng ai”,  “Đi đâu” và “Đi bằng cách nào” chính là khoảng cách giữa một doanh nghiệp tầm thường và một công ty “vĩ đại”.

1. Câu chuyện chọn người: Chọn đúng, loại đúng

Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp – quan điểm này đã không còn gì mới mẻ và có lẽ bất cứ ai cũng có thể gật gù đồng tình với nó.

Nhưng đó mới là cách chúng ta nói, chứ chưa phải là cách chúng ta đang làm.

Ở trong doanh nghiệp hiện nay, các nhà lãnh đạo dành phần lớn thời gian cho các quyết định về chiến lược, về mô hình kinh doanh; còn khâu “tuyển người lên xe” chỉ được nhìn nhận như là bài toán mang tính thời điểm. Cũng như giữa câu hỏi “Đi đâu” và “Đi cùng ai”, phần lớn sẽ định ra hành trình của chuyến xe trước, và dựa trên đó để tìm kiếm những người đồng hành. 

Tuyển dụng, theo cách làm của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ là lấp đủ các vị trí khi thiếu người, và rồi cố gắng giữ những người có khả năng làm được việc.  

Nhưng theo Jim Collins, tác giả của cuốn sách bestseller “Từ tốt đến vĩ đại”, bằng cách thỏa hiệp như vậy, thì kể cả nếu chiếc xe có đi đúng hướng, doanh nghiệp cũng sẽ chỉ mãi giữ ở mức tầm thường.

Chìa khóa của việc đi “từ tốt đến vĩ đại”, là “Ngay từ đầu tiên, phải tìm và chọn đúng người lên xe buýt, đưa những người không phù hợp ra khỏi xe, từng người phải ngồi đúng chỗ của mình, rồi mới tìm xem nên đi đâu”.

Nếu trên xe có được những người tài năng nhất, thì dù lộ trình như thế nào, những người trên xe cũng “đủ thông minh để nhìn ra những gì sắp đến, và đủ linh hoạt để xử lý chúng”. Đây cũng chính là quan điểm đã giúp Wells Fargo vượt qua đợt suy thoái trầm trọng của ngành ngân hàng và trở thành “đội ngũ xuất sắc nhất từ trước tới nay” theo lời của Warren Buffett.

Không chỉ là “tìm đúng người”, Jim Collins còn nhấn mạnh vào việc phải quyết liệt “đưa những người không phù hợp ra khỏi xe”. Cách duy nhất để giữ chân người hiền là đừng làm vướng chân họ hay bắt họ phải dọn dẹp hậu quả của những cá nhân “độc hại” – những người không đủ năng lực, không cùng chia sẻ tư tưởng hay giá trị. Ngay khi bạn biết rằng bạn cần phải thay thế một ai đó, bạn cần phải hành động ngay lập tức.

Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp – điều này đúng, nhưng chưa đủ. Con người với bộ “gen” phù hợp về năng lực và giá trị mới chính là yếu tố cốt lõi. Và bởi lẽ ấy, Tuyển dụng – và tuyển dụng đúng người – phải trở thành ưu tiên hàng đầu. Trái lại, tuyển dụng sai người có thể khiến tất cả những nỗ lực khác của doanh nghiệp trở thành vô nghĩa.

tu-tot-den-vi-dai-01

Biểu đồ đánh giá các loại hình nhân viên, dưới cơ sở năng lực và sự phù hợp văn hóa 

2. Cách mạng trong Tuyển dụng: Thức thời hay tụt hậu?

Cái giá phải trả cho việc tuyển sai người còn đắt hơn chi phí bỏ ra khi để lỡ một nhân tài. Với tư tưởng “làm với ai quan trọng hơn làm gì”, các doanh nghiệp phải thực sự khắt khe với những lựa chọn của họ về con người, trước bất kỳ quyết định quan trọng nào khác. Ở mọi doanh nghiệp vĩ đại, sẽ không bao giờ có sự thỏa hiệp trong tuyển dụng. 

Nhưng đảm bảo được chất lượng tuyển dụng không phải là công việc dễ dàng, khi mà thậm chí phần lớn doanh nghiệp hiện nay còn không có sự lựa chọn. 

Trước tình trạng tuyển dụng ngày càng khó khăn, để lấp đầy số ghế trong xe, họ buộc phải nhận lên những người đồng hành chưa thực sự phù hợp.

Bên cạnh đó, quy trình chọn người đồng hành còn thiếu các cơ sở khách quan. Những người ở vị trí cầm lái bị thiếu thông tin, và cũng không có cơ hội trao đổi, thảo luận với nhau để cùng đưa ra một quyết định chính xác.

Những khó khăn trong tuyển dụng còn tạo ra rào cản tâm lý khiến các doanh nghiệp ngần ngại trong việc từ chối hay sa thải nhân viên. Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp cần nhất quán và chuẩn hóa  hoạt động tìm người và tuyển người như một bộ máy.

Bộ máy này được xây dựng trên 2 yếu tố. Một là sự thống nhất về bộ “gen” con người trong Doanh nghiệp từ người sáng lập đến tất cả nhân viên. Hai là nền tảng công nghệ hỗ trợ để Doanh nghiệp tìm ra những chất “gen” đó cho chính mình. 


Một trong những công nghệ đã và đang tạo ra một cuộc cải cách trong tuyển dụng cho hàng loạt các doanh nghiệp lớn trên thế giới chính là Hệ thống Quản trị Tuyển dụng Applicant Tracking System (ATS). Công nghệ này đang được sử dụng bởi 90% doanh nghiệp thuộc top 500 công ty lớn nhất thế giới (Fortune 500) và dự kiến đem lại tăng trưởng lợi nhuận cho 87% doanh nghiệp đang quyết định đầu tư sử dụng (Theo Bullhorn). 

Công nghệ không thay thế con người trong việc đưa ra quyết định tuyển dụng, nhưng có thể giúp con người hạn chế được tối đa nguy cơ đưa sai người lên chuyến xe doanh nghiệp. Với sự cộng hưởng về sức mạnh của tự động hóa, xử lý dữ liệu, cùng khả năng kết nối-cộng tác, ATS trở thành một nền tảng cộng tác tuyển dụng hiệu quả, minh bạch và tự động, để từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn ra những ứng viên phù hợp.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Bạn có thể nhận ngay tư vấn và hỗ trợ demo trải nghiệm phần mềm Base E-hiring – phần mềm hỗ trợ tuyển dụng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nền tảng ATS tại đây.

Từ tốt đến vĩ đại: Đừng đặt sai người lên cỗ xe doanh nghiệp

Viết một bình luận