Chiến lược tuyển dụng 05: Tạo trải nghiệm tốt nhất cho ứng viên

16/08/2017

Nếu bạn vẫn đang khăng khăng giữ vị thế “bề trên” của một nhà tuyển dụng với các ứng viên, bạn nhất định sẽ thất bại trong cuộc đua nhân tài.

Base Resources - Mục tiêu lớn nhất khi tuyển dụng của doanh nghiệp là tìm kiếm được ứng viên phù hợp. Đây là điều không có gì để bàn cãi, tuy nhiên đôi khi doanh nghiệp quá tập trung vào mục tiêu này mà quên đi những điều nhỏ nhặt. Họ quên rằng để người phù hợp nhất có thể đến với họ một cách thiện chí, thì bản thân họ cần có một thái độ thiện chí với mọi ứng viên, bằng cách đem lại một trải nghiệm tốt nhất.

 

Nếu như trước đây, trải nghiệm không tốt của một ứng viên sẽ chỉ khiến doanh nghiệp đánh mất đi ứng viên đó, thì hiện nay hậu quả của tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều. Theo một khảo sát của Recruiterbox, 64% ứng viên sẽ chia sẻ về trải nghiệm ứng tuyển của họ qua mạng xã hội, và những người có trải nghiệm không tốt lúc tuyển dụng thì lại càng có xu hướng lan truyền thông tin này hơn.

 

Trải nghiệm ứng viên không chỉ ảnh hưởng tới bản thân công việc tuyển dụng: nó còn ảnh hưởng đến thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

 

Nhận miễn phí Ebook "5 chiến lược tuyển dụng cho Doanh nghiệp trong kỉ nguyên 4.0" tại đâyđể tìm hiểu các yếu tố còn lại trong chiến lược tuyển dụng. 

 

Nếu như chúng ta nhìn nhận hoạt động tuyển dụng cũng giống như bán hàng, với sản phẩm chính là công việc và lợi ích cho cá nhân, thì hãy đối xử với ứng viên giống như những khách hàng. Với tư duy đó, bạn sẽ cần phải đảm bảo một số nguyên tắc:

 

- Viết mô tả công việc rõ ràng và sát thực

- Đơn giản hóa quy trình ứng tuyển; hạn chế tối đa rào cản khiến ứng viên ngần ngại

- Phản hồi nhanh chóng và thường xuyên qua từng bước của tiến trình tuyển dụng

- Đưa ra các yêu cầu chi tiết cho các vòng ứng tuyển

- Giữ liên lạc đều đặn với các ứng viên cho những lần tuyển dụng tiếp theo

- Tôn trọng khoảng thời gian và công sức ứng viên bỏ ra cho vị trí

- Luôn cởi mở đưa và đón nhận feedback

 

Bạn có thể tham khảo bài viết này trên Base E-hiring để biết chi tiết hơn về từng hành động cụ thể bạn có thể thực hiện để đảm bảo những nguyên tắc trên.

 

"Cuộc chơi đã thay đổi". Và nếu bạn vẫn đang loay hoay trong một tư duy truyền thống về vị thế "bề trên" của một nhà tuyển dụng với các ứng viên, bạn sẽ dần thất bại. Hãy tôn trọng họ, lắng nghe họ và luôn giao thiệp với họ một cách tử tế. Bạn sẽ bất ngờ bởi những gì mình được nhận lại.

 

Với những tính năng như gửi email phản hồi và chatbot trả lời tự động, hay cài đặt quy trình tuyển dụng tinh gọn, nền tảng Base E-hiring sẽ góp phần giúp những ứng viên của bạn có được trải nghiệm hài lòng nhất.

 

Đăng ký nhận tư vấn và demo sản phẩm Base E-hiring để tìm hiểu cách chúng tôi nâng cao trải nghiệm cho ứng viên của bạn. 

 

Từ khóa

Bài viết liên quan

Hướng dẫn xây dựng chân dung ứng viên qua 3 vòng tuyển dụng

Trước khi gặp mặt, nhà tuyển dụng và ứng viên chỉ giao tiếp qua email hay vài cuộc gọi ngắn ngủi. Vậy nên, trong suốt quá trình phỏng vấn, làm thế nào nhà tuyển dụng hiểu hết về ứng viên của mình, để biết rằng họ là lựa chọn phù hợp hay không?

Tuyển dụng 06/05/2020
Giảm tỉ lệ nghỉ việc sớm bằng đánh giá đúng năng lực ứng viên

Nhiều nhà tuyển dụng đau đầu nhìn nhân viên ra đi sớm mà không hiểu nguyên do vì sao. Có điều gì nhà tuyển dụng chưa biết về việc ra đi của họ? Có góc nhìn nào mới từ việc nhân thôi việc sớm ngoài các lí do về vị trí, môi trường, chế độ,... không phù hợp?

Tuyển dụng 15/08/2022
Học hỏi kinh nghiệm vàng trong tuyển dụng từ ông lớn Google

Quản lý 1 triệu hồ sơ ứng viên mỗi năm, phép màu nào giúp Google làm điều không tưởng đó?

Tuyển dụng 19/12/2019

Đăng ký nhận bản tin