Ghi điểm ngay trong mắt ứng viên với bộ cẩm nang xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình tuyển dụng nhân tài là thuyết phục được ứng viên hứng thú với cơ hội làm việc tuyệt vời tại doanh nghiệp của bạn. Những ứng viên tài năng luôn có trong tay nhiều lựa chọn, thậm chí họ có thể nhận được nhiều offer trực tiếp không qua thi tuyển. Khi đó, việc tạo chỗ đứng khác biệt trên thị trường tuyển dụng là đặc biệt quan trọng. Công việc này đáng lẽ phải luôn được đầu tư chăm chút trước khi bạn đăng tuyển hay phỏng vấn bất kì ứng viên nào.

Có 3 lý do bạn nên đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng: tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng, thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên.

75% ứng viên tìm kiếm thông tin về Nhà tuyển dụng trên Internet trước khi quyết định ứng tuyển. 67% ứng viên sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn nếu như công ty đó có thương hiệu tốt.

Thương hiệu tuyển dụng được xây dựng qua 9 bước sau:

Bước 1: Đánh giá thực trạng

Để có thể tạo dựng một thương hiệu tuyển dụng đáng tin cậy và hiệu quả, trước hết người HR Manager cần phải nhìn nhận lại hình ảnh của doanh nghiệp hiện tại từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ.

Cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp đều có thể được sử dụng để đưa ra đánh giá cho thực trạng thương hiệu của nhà tuyển dụng.

Các nguồn nội bộ có thể là:

  • Khảo sát ý kiến nhân viên
  • Phỏng vấn ý kiến nhân viên mới (sau 30/60/90 ngày làm việc)
  • Gặp mặt trao đổi cùng nhân viên
  • Phỏng vấn các nhân viên nghỉ việc

Các nguồn ngoài doanh nghiệp có thể là:

  • Khảo sát đại trà với người lao động
  • Phỏng vấn CEO
  • Theo dõi đánh giá trên mạng xã hội

Trên thế giới hiện nay đã có website Glassdoor chuyên về đánh giá và cho điểm các doanh nghiệp trên thị trường tuyển dụng. Rất tiếc ở Việt Nam tạm thời chưa có một chuyên trang nào như vậy, nên nhà tuyển dụng có thể gặp một chút khó khăn hơn trong việc đánh giá thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp mình trước công chúng.

Bước 2: Xác định EVP

Một thương hiệu tuyển dụng phải thuyết phục được ứng viên rằng doanh nghiệp đó là một môi trường làm việc tuyệt vời. Và để định nghĩa được “một môi trường làm việc tuyệt vời” là như thế nào – hay chính là xác định các EVP – đòi hỏi sự thấu hiểu nội bộ sâu sắc.

EVP (Employee Value Propositions) là khái niệm cơ bản trong Thương hiệu tuyển dụng, có thể được hiểu là các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại.

Thông qua việc tham khảo cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp ở bước một, giờ đây bạn đã có thể khoanh vùng những yếu tố EVP của chính doanh nghiệp bạn – vừa đảm bảo sự khác biệt, vừa hấp dẫn tới ứng viên và nhân viên.

Bước 3: Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh

Giờ đây khi đã định hình được EVP của doanh nghiệp, bạn cần tìm cách để thật nhiều ứng viên biết về điều đó. Khi đó, “nói như thế nào” và “nói ở đâu” là hai câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời.

Trong hoàn cảnh này, câu “một hình ảnh bằng cả ngàn lời nói” chưa bao giờ đúng đắn đến thế. Đúng vậy, ngôn từ có thể quan trọng, nhưng hình ảnh mới là hình thức có hiệu quả truyền đạt cao nhất.

44% người nói rằng họ nhiều khả năng sẽ tương tác với doanh nghiệp hơn nếu như doanh nghiệp đăng hình ảnh lên bất kì phương tiện truyền thông nào. Hình ảnh này có thể các bức ảnh chụp hoặc các video về doanh nghiệp. Nội dung của chúng có thể là các khoảnh khắc của nhân viên tại công ty, một vài hoạt động nội bộ, hình ảnh của công ty tại một số sự kiện,…

Một số video giới thiệu doanh nghiệp hấp dẫn để bạn tham khảo:

  • Google: Phỏng vấn thực tập sinh và nhân viên mới
  • Zendesk: Hình thức kể chuyện độc đáo, điểm lại từng chi tiết thú vị trong môi trường làm việc
  • Hubspot: Chia sẻ của chính những nhân viên từ VP tới Staff về các văn hóa làm việc tại đây
  • Dropbox: Xây dựng hình tượng con rối độc đáo và hài hước cho các nhân viên
  • Homeaway: Phỏng vấn các nhân viên cũ từng rời công ty sau đó quay trở lại làm việc

Một số lưu ý khi sử dụng hình ảnh doanh nghiệp:

  • Đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ, phòng ban trong công ty đều có cơ hội xuất hiện trên hình ảnh doanh nghiệp
  • Đảm bảo chất lượng hình ảnh và video
  • Hình ảnh và video cần có thông điệp tập trung, rõ ràng, mạch lạc, làm nổi bật thương hiệu doanh nghiệp
  • Khích lệ sự tham gia đóng góp của mọi nhân viên. Bạn có thể mở một cuộc thi ảnh với chủ đề: “Hình ảnh công ty trong bạn” – kết quả có thể khiến bạn rất bất ngờ

Bước 4: Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp 

80% người lao động tìm kiếm các cơ hội việc làm qua Internet, và phần lớn đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho công việc cũng như các mục đích cá nhân. Vậy tại sao không xuất hiện ở nơi họ có thể nhìn thấy?

cam-nang-xay-dung-thuong-hieu-tuyen-dung-chuyen-nghiep-01

Trang tuyển dụng thể hiện tính chuyên nghiệp và thu hút ứng viên

Một trang tuyển dụng chuyên nghiệp (website và trên các mạng xã hội) phải đảm bảo các tiêu chí:

  • Hiển thị dễ nhìn
  • Sử dụng đơn giản
  • Tối giản quá trình đăng ký trực tiếp
  • Thể hiện được hình ảnh và văn hóa doanh nghiệp
  • Tương thích với mobile
  • Cập nhật liên tục
  • Tương tác thường xuyên

Bước 5: Tạo sự công nhận từ cộng đồng

Dù bạn có thực sự là một môi trường làm việc lý tưởng hay không, thì mọi thông điệp bạn đưa ra đều kém thuyết phục nếu như không có sự công nhận của bên thứ 3.

Những buổi workshop, sự kiện cộng đồng, các giải thưởng, ra mắt báo chí, gặp gỡ cùng các đại diện từ chính phủ, ban bộ ngành… tuy không đóng góp trực tiếp tới doanh thu nhưng lại giúp ích rất lớn cho thương hiệu tuyển dụng nói riêng và thương hiệu doanh nghiệp nói chung. 

Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc

Có lẽ không phải nói quá nhiều về độ quan trọng của một bản mô tả công việc. Một bản mô tả công việc rõ ràng, mạch lạc không chỉ là tối thiểu cho việc phân công trách nhiệm cho các nhân viên công ty, mà còn giúp sàng lọc những nhân tố sáng giá, là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của công ty.

Thay vì cố gắng để sáng tạo nhưng lại khó nắm bắt, một bản mô tả công việc chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đây là 5 gợi ý để xây dựng bản mô tả công việc chuẩn:

  • Chức danh công việc rõ ràng và tối ưu từ khóa cho tìm kiếm
  • Đưa ra bức tranh cụ thể về vai trò của vị trí đối với doanh nghiệp
  • Các đầu công việc rõ ràng cụ thể
  • Chi tiết về phúc lợi và môi trường làm việc
  • Nên giữ yêu cầu công việc ở mức tối thiểu

Bước 7: Tối ưu hóa trải nghiệm ứng viên

Trải nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng cũng giống như trải nghiệm của bất kì khách hàng nào khi mua sản phẩm: không ai mong đợi một chu trình phức tạp hay thái độ phục vụ kém cỏi.

Theo dõi checklist trải nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng:

  • Hiểu đúng vị trí và vai trò của đối tượng tuyển mới
  • Đảm bảo quá trình ứng tuyển dễ dàng cho ứng viên
  • Phản hồi ứng viên nhanh chóng và follow-up đều đặn
  • Cung cấp thông tin về buổi phỏng vấn thật chi tiết
  • Tôn trọng ứng viên trong thời gian phỏng vấn
  • Giữ liên hệ với các ứng viên tiềm năng sau tuyển dụng
  • Cởi mở đưa và nhận ý kiến đóng góp 

Bước 8: Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên

Việc refer ứng viên được coi là cách tuyển dụng hiệu quả nhất nhờ chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ứng viên luôn cao. Tuy nhiên, hoạt động này lại không quá phổ biến, chỉ bởi bản thân các nhân viên cũng không có quan tâm đến chuyện đó. Một chương trình thúc đẩy hoạt động giới thiệu ứng viên nội bộ được xây dựng chặt chẽ, gắn liền với văn hóa và chính sách công ty sẽ không chỉ giúp công ty thu được nguồn ứng viên lớn, mà cũng đồng thời đưa hình ảnh doanh nghiệp đi rộng rãi hơn.

Ngoài ra, đừng quên khuyến khích các nhân viên của mình chia sẻ cảm nhận về công ty trên các phương tiện trực tuyến. Bạn có thể biến đó thành các cuộc thi nội bộ nhân dịp thành lập công ty, hoặc tạo các trang mạng xã hội cho phép nhân viên tự đóng góp nội dung.

Bước 9: Đánh giá và đo lường

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là công việc cần thiết, tuy nhiên cũng không phải vì thế mà bỏ qua công đoạn đo lường hiệu quả tuyển dụng đối với công việc kinh doanh (hay đo lường ROI).

cam-nang-xay-dung-thuong-hieu-tuyen-dung-chuyen-nghiep-02

Đo lường hiệu quả tuyển dụng giúp kịp thời điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp

Một vài chỉ số bạn có thể đo lường sau quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng:
 

  • Mức độ gắn kết của nhân viên với công việc
  • Tỉ lệ nhân viên tiếp tục gắn bó với công ty sau thử việc
  • Chất lượng nhân viên tuyển mới
  • Chi phí cho mỗi nhân viên tuyển mới
  • Số lượng ứng viên
  • Thời gian tuyển dụng

Với 9 bước trên, chắc chắn doanh nghiệp của bạn có thể ghi điểm với ứng viên bằng một thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Bạn quan tâm tới phương pháp tối ưu để xây dựng thương hiệu và quản trị tuyển dụng? Đăng kí nhận tư vấn và hỗ trợ demo sản phẩm Base E-hiring tại đây để có được chìa khoá chính xác nhất cho bài toán tuyển dụng doanh nghiệp.

Ghi điểm ngay trong mắt ứng viên với bộ cẩm nang xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp

Viết một bình luận