3 lầm tưởng về vai trò của nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp

Bộ mặt của ngành tuyển dụng liên tục thay đổi, cùng với đó là vai trò của một nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp sẽ không bao giờ như trước. Nếu như những nhà tuyển dụng vẫn bám víu lấy những quan niệm cũ, những cách làm cũ, họ chắc chắn sẽ không tụt lại đằng sau trong cuộc đua tìm kiếm ứng viên tài năng. Tôi cho rằng đã đến lúc xóa bỏ một vài hiểu lầm phổ biến để giúp nhà tuyển dụng thực sự tối ưu được hiệu quả công việc của mình. 

1. Tuyển dụng là công việc “điền vào chỗ trống”

Như một lẽ đương nhiên, công việc tuyển dụng được định nghĩa là tìm người mới cho những vị trí còn khuyết trong doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, cách hiểu này cũng kéo theo những sai lầm trong tư duy của các nhà tuyển dụng: tâm lý làm tuyển dụng bị đóng kín trong ngắn hạn và chỉ đầu tư khi cần tuyển mới hoặc thay thế mới. Doanh nghiệp thiếu sự đầu tư hợp lí đến hoạt động tuyển dụng: không có đội ngũ tuyển dụng, không có chiến lược tạo nguồn hay quản lí dữ liệu ứng viên tổng thể, các nghiệp vụ tuyển dụng được tiến hành rải rác và đứt quãng giữa các thành viên. 


Tâm lí của nhà tuyển dụng chỉ dừng lại ở việc hoàn thành công tác tìm người, mà không quan tâm nhiều đến việc người đó thực sự phù hợp đến đâu. Họ cũng thiếu đi quá trình nhìn nhận bức tranh tổng quan giữa tuyển dụng trong chiến lược chung doanh nghiệp như thế nào. 

Bên cạnh việc xóa bỏ hiểu lầm này trong tư duy của nhà tuyển dụng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể sát sao hơn bằng cách đặt ra những chỉ số hiệu quả tuyển dụng. Việc đo lường cụ thể sẽ buộc nhà tuyển dụng có những nước đi tính toán hơn, dài hơi hơn, thay vì áp dụng rập khuôn những quy trình cũ.  

2. Tìm ứng viên =  Chạy ad facebook / Đăng tin lên trang việc làm 

Facebook hay các trang việc làm như Vietnamworks, Timviecnhanh, Careerbuilder,…là những kênh rất tích cực để tìm kiếm ứng viên, nhưng không có nghĩa rằng công việc tuyển dụng chỉ dừng lại ở các cách làm này.

 Nếu như tuyển dụng cũng tương tự như marketing, thì các nhà tuyển dụng đang quá tập trung vào push marketing (marketing đẩy) mà quên đi pull marketing (marketing kéo) – trong khi cách làm này được chứng minh là đem lại hiệu quả lâu dài hơn. 

Thay vì quảng bá tin tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể có được ứng viên bằng cách chủ động tạo nguồn ứng viên tiềm năng và thuyết phục họ ứng tuyển. Ứng viên tiềm năng có thể được tìm kiếm thông qua các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, qua CV Search hay qua các sự kiện mà doanh nghiệp tổ chức. 


Headhunt và tuyển dụng chưa bao giờ nên là hai nhiệm vụ độc lập – một nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tự trở thành một headhunt cho doanh nghiệp, và trên thực tế nên là nhiệm vụ được đầu tư nhiều thời gian nhất. 

3. Tuyển dụng là lựa chọn ứng viên, không phải là ứng viên chọn nhà tuyển dụng

Chưa bao giờ quan niệm này trở nên sai lầm như thời đại hiện nay – khi mà tài năng thực sự khan hiếm và các doanh nghiệp bước vào một cuộc đua khốc liệt để giành lấy ứng viên phù hợp. Những ứng viên tài năng giờ đây giữ thế chủ động hơn và đòi hỏi nhiều hơn từ những nhà tuyển dụng của mình: chỉ một sai sót nhỏ trong cách tiếp cận ứng viên không những ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, mà còn khiến doanh nghiệp tuột tay khỏi các nhân tài. 

Từ đó, trải nghiệm ứng viên nên được chú trọng hoàn thiện hơn bao giờ hết. Trải nghiệm ấy bắt đầu từ cả những dòng mô tả công việc bạn viết, từ những email bạn gửi đến cho ứng viên, cho tới thái độ bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn…

Trải nghiệm càng dễ dàng, thuận tiện; thái độ càng lịch sự chuyên nghiệp, bạn càng dễ dàng ghi điểm trong mắt ứng viên. 

Cùng với đó, thương hiệu tuyển dụng cũng đòi hỏi sự đồng bộ và chuyên nghiệp. Một website tuyển dụng đầy đủ với thông tin rõ ràng, một trang Facebook gần gũi, giữ tương tác liên tục,… sẽ là không thể thiếu với bất kì doanh nghiệp nào mong muốn tích lũy cho nguồn lực con người của mình. 

Vậy định nghĩa đúng về một nhà tuyển dụng trong kỷ nguyên 4.0 là gì? 

Tuyển dụng chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nhà tuyển dụng trong kỷ nguyên 4.0 đòi hỏi sự kết hợp giữa rất nhiều vai trò, tóm gọn lại trong hai trọng tâm: dữ liệu và con người. Chỉ khi đảm bảo cân bằng hai yếu tố này, công việc tuyển dụng mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. 

3-lam-tuong-ve-vai-tro-cua-nha-tuyen-dung-trong-doanh-nghiep-01

Những quan niệm sai lầm về cách làm tuyển dụng đã ăn sâu bám rễ trong tư duy của các doanh nghiệp trong một thời gian dài. Trước sự chuyển biến của thời đại, chúng đang làm cản trở bước tiến của doanh nghiệp trong việc thu hút và quản lí ứng viên tài năng. Chỉ bằng việc xóa bỏ những hiểu lầm này, nhà tuyển dụng mới thực sự phát huy được tối đa vai trò của mình. 

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, Sacombank, VPBank, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Vissan, Tân Á Đại Thành, Hoà Bình Minh, Decathlon, Huy Thành Jewelry, Bamboo Airways, Novaland Group, Phục Hưng Holdings, PCC1, Đại Học Văn Lang, Đại Học Ngoại Thương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books,…

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm và thu hút nhân tài, Base.vn đã thiết kế và cho ra mắt Bộ công cụ quản lý quy trình tuyển dụng toàn diện.

Bạn có phải một nhà tuyển dụng “thức thời”? Vậy đừng quên đăng ký ngay để được hỗ trợ trải nghiệm phần mềm tuyển dụng Base E-hiring – vũ khí “tối thượng” cho cuộc chiến nhân sự ngay tại đây!

Viết một bình luận