Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp cùng nhau đặt ra tầm nhìn về việc “go global” – vươn ra thị trường thế giới. Nhưng để trở thành một thương hiệu mạnh mẽ trên toàn cầu không đơn giản chỉ là hành động đưa sản phẩm/dịch vụ tới một miền đất khác. “Go global” chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp bạn thành công ở thị trường rộng lớn đó và tránh được những rủi ro xuyên văn hóa.
Các nhà lãnh đạo thường có mong muốn chiếm được càng nhiều thị phần nước ngoài càng tốt – bằng cách mở nhiều chi nhánh hơn, hỗ trợ thanh toán bằng các đơn vị tiền tệ mới, thuê người ngoại quốc về làm việc,… Tuy nhiên, bạn cần sẵn sàng để làm một điều bền vững hơn, là khai phá các tiềm năng khác thực sự mới mẻ.
Nói cách khác, hãy bắt đầu thiết lập và đưa một “global mindset” – tư duy toàn cầu vào văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động vận hành hàng ngày của bạn cũng như của nhân viên. Đây thực sự là một quá trình kỳ công (bởi nó là tiền đề để tạo ra một kỳ tích), nhưng có 5 cách thức bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ.
Định hình tư duy toàn cầu cho doanh nghiệp nên được triển khai càng sớm càng tốt
1. Làm cho toàn cầu hóa trở thành một thói quen trong tiềm thức
Nghiên cứu cho thấy rằng để thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi, điều quan trọng là phải đánh trúng vào những gì nhân viên nghĩ và tâm niệm, chứ không phải chỉ tập trung vào những gì họ làm.
Ví dụ, một sai lầm phổ biến là để nhân viên của bạn tự do dùng các mặt hàng họ đã tạo sẵn cho thị trường nội địa để giới thiệu xuất khẩu. Vấn đề với suy nghĩ này nằm ở chỗ mỗi quốc gia có các quan niệm văn hóa, nhu cầu sử dụng cũng như sở thích khác nhau.
Trong trường hợp này, cách giải quyết hữu ích nhất là thống nhất tư tưởng ngay từ đầu. Hãy để mọi hiểu rằng toàn cầu hóa không đơn giản như thế, việc suy nghĩ kỹ càng về cách thiết kế sản phẩm, tính năng, quy trình hoặc chiến dịch marketing riêng cho từng thị trường là công đoạn bắt buộc.
Mã hóa triết lý này và biến nó thành một phần của văn hóa doanh nghiệp giúp tâm lý “go global” ăn sâu vào từng công việc hàng ngày của nhân viên. Trên cuộc hành trình thiết lập điều đó, bạn có thể muốn biến nó thành hẳn một thương hiệu riêng, cũng có thể không dùng để truyền thông ra ngoài, nhưng nhất định cần phát triển nó thịnh hành trong nội bộ.
Bạn có thể sử dụng các thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến định hướng này như toàn cầu hoá, hoặc đơn giản là thường xuyên nhắc tới vấn đề này trong các cuộc họp, tin tức nội bộ của công ty, trong buổi onboarding nhân viên mới,… để tạo thói quen cho nhân viên.
Cài đặt hiển thị tầm nhìn và sứ mệnh của công ty trên giao diện trang của của mạng truyền thông nội bộ là một hình thức chuyên nghiệp và hữu ích.
Ảnh minh hoạ về sứ mệnh, tầm nhìn và tin tức về tăng trưởng quốc tế trên Mạng truyền thông nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp Base Inside
2. Tuyển dụng thêm người có kinh nghiệm và tiềm năng làm việc quốc tế
Cách tốt nhất (và gần như là duy nhất) để một công ty đẩy nhanh quá trình “go global” là tích lũy thêm kinh nghiệm quốc tế. Lưu ý đến chất lượng đầu vào ngay từ đầu là bí kíp mà bạn có thể áp dụng gần như ngay lập tức cho doanh nghiệp.
Những người đã làm việc tại nước ngoài và/hoặc đảm nhận các vị trí cần liên hệ với thị trường ngoại quốc tuy không nhiều nhưng rất có giá trị.
Nếu doanh nghiệp bạn thực sự muốn thu hút những ứng viên tài năng như vậy, hãy lưu ý bộ phận tuyển dụng thêm một vài dòng yêu cầu kinh nghiệm quốc tế vào mẫu JD chuẩn (job description – bản mô tả công việc) trước khi đưa nó lên Facebook hoặc các trang web tuyển dụng hàng đầu. Trong đó có thể mô tả có thể chỉ định rõ ràng hơn như cựu du học sinh, người thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, người đã từng sống và làm việc ở nước ngoài,…
Hoặc nếu bạn đang hướng tới xây dựng thương hiệu hình ảnh chuyên nghiệp, tốt nhất doanh nghiệp bạn nên có một website tuyển dụng riêng. Bởi vì nó được thiết kế dựa trên ý tưởng sáng tạo từ đội ngũ của bạn, nó sẽ sát nhất với định hướng nhân sự, kể cả là về mặt hình thức hay nội dung.
:Một mẹo hữu ích là hầu hết các ứng viên tiềm năng cho môi trường làm việc “xuyên lục địa” đều có ấn tượng đầu tiên với những hình ảnh có yếu tố đa quốc gia. Bạn nghĩ sao về độ hấp dẫn từ video DIY (do-it-yourself) của một nhân viên đang rất hài lòng khi làm việc cùng đối tác quốc tế? Hay một bản brochure với sự xuất hiện của logo công ty bạn ở các quốc gia khác nhau?
3. Khuyến khích nhân viên hiện tại trau dồi thêm kinh nghiệm quốc tế
Nếu có thể, hãy gửi nhân viên hiện tại của bạn đến các quốc gia khác để học hỏi trực tiếp từ các nhân sự, đối tác và khách hàng bên đó. Dù là chuyến công tác dài ngày hay chỉ là cuộc ghé thăm không bao gồm nhiệm vụ quan trọng, đây cũng là cơ hội đáng trân trọng với những nhân viên chưa tiếp xúc nhiều với môi trường quốc tế.
Nếu công ty bạn có văn phòng ở quốc gia khác và đặc biệt nếu nhân viên của bạn đã quen thuộc với làm việc từ xa, đây chính là những ưu điểm rất quý giá. Lúc này bài toán quản lý hay cộng tác đều đã được giải quyết, rào cản duy nhất của bạn chỉ là chênh lệch múi giờ và kiến thức về thị thực quốc tế (visa).
Ghi nhận và trao quyền cho những người giàu kinh nghiệm làm việc quốc tế chính là nước cờ quan trọng khác nhằm thúc đẩy tư duy toàn cầu cho nhân viên của bạn.
Điều đáng tiếc là hầu hết các công ty hiện nay đều chưa hiểu và khám phá được hết khả năng và tiềm năng quốc tế của “tài sản chiến lược” – đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm quốc tế họ đang sở hữu.
Kinh nghiệm quốc tế chính là kim chỉ nam hoàn hảo cho vươn ra thế giới của doanh nghiệp
Vậy làm thế nào để nhân viên bộc lộ được những điều tuyệt vời mà họ có? Câu trả lời là các bài kiểm tra, khảo sát hay các cuộc thi nội bộ mà doanh nghiệp bạn có thể tự tổ chức, ví dụ như bài khảo sát về trình độ tiếng Anh, kiểm tra kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài, hay cuộc thi tưởng tượng và lên kế hoạch truyền thông cho sản phẩm ở quốc gia khác,…
Dù được tổ chức dưới hình thức bắt buộc hay tự nguyện tham gia, chắc hẳn bạn sẽ khám phá được nhiều tài năng mới. Tất nhiên, cá nhân nào chứng tỏ được năng lực bản thân thì sẽ nhận về sự tin tưởng và quyền lợi xứng đáng.
4. Thay đổi cách thiết kế và kết nối tổ chức của bạn
Hãy xem xét việc đặt các nhân viên chủ chốt ở các chi nhánh khác bên ngoài trụ sở chính của bạn, bao gồm cả các văn phòng nước ngoài.
Đồng thời, có thể tạo ra nhiều vị trí công việc có phạm vi làm việc bên ngoài thị trường nội địa và đặt tiêu chí thành công cho họ phụ thuộc vào kết quả đạt được ở nhiều khu vực. Điều này sẽ buộc nhân viên phải đưa tầm nhìn rộng hơn và suy xét đến các quyết định có lợi cho kinh doanh quốc tế.
Đừng bỏ qua kết nối văn phòng ở các quốc gia nếu công ty bạn có chi nhánh ở các nước khác nhau, bạn sẽ cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên thực sự biết công ty của bạn đại diện cho điều gì và họ cần tin tưởng vào điều gì để tạo thành một tập thể thống nhất.
Nếu bạn đã sử dụng Mạng truyền thông nội bộ Base Inside để nói về tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp, đây cũng chính là không gian tuyệt vời nhất để kết nối các đồng nghiệp trong công ty lại với nhau và với công ty:
- truyền tải những thông điệp quan trọng, chính thống
- minh bạch hóa và lưu trữ mọi thông tin
- trao đổi và nhắn tin nội bộ
- quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân viên,…
Ngoài ra, sử dụng một không gian chuyên nghiệp để tất cả CEO, nhà quản lý và nhân viên doanh nghiệp từ khắp mọi nơi trên thế giới làm việc chung với nhau chính là cách kết nối nội bộ tiện ích nhất. Lựa chọn tối ưu nhất cho bạn là đọc review về các phần mềm quản lý công việc sử dụng được mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị di động, hỗ trợ đa ngôn ngữ, phân quyền chặt chẽ và đặc biệt là linh hoạt mô hình thiết kế theo dự án hoặc phòng ban, chi nhánh,…
Bảng tóm tắt Review 5 phần mềm quản lý công việc và dự án phổ biến nhất hiện nay
Hoặc bạn có thể học hỏi từ Hubspot với Chương trình Tomodachi (mang nghĩa “bạn bè” trong tiếng Nhật). Mỗi tháng, hàng trăm đồng nghiệp thân thiết, thường là ở các văn phòng khác nhau và múi giờ cũng khác, có cuộc hẹn trò chuyện thân mật với nhau thông qua video call. Phản hồi của nhân viên luôn tích cực, và thậm chí cả các giám đốc của công ty cũng tham gia vào chương trình kết nối này.
5. Cải cách hệ thống và quy trình làm việc truyền thống
Một trong những rào cản lớn nhất mà các công ty phải đối mặt khi tiếp cận với thị trường ngoại quốc (chưa phải là toàn cầu) là các quyết định trong quá khứ.
Để có thể “go global”, bạn buộc phải cải cách các lối mòn cũ
Thông thường, một quy trình, một phần mềm công nghệ, một cơ sở hạ tầng hoặc một nhà cung cấp đã được chọn nhiều năm trước đó có thể cản trở tiến trình và ngăn cản doanh nghiệp “go global”. Sẽ mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi chúng sao cho bắt kịp với việc mở rộng thị trường ra bên ngoài.
Lấy ví dụ, công ty đã triển khai phần mềm ERP (mô hình hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) ở trụ sở chính thì thực sự là bế tắc đối với các chi nhánh khác. Bởi lẽ doanh nghiệp sẽ cần nhân đôi, nhân ba,… chi phí để nhân bản hệ thống trang thiết bị cồng kềnh, ngay cả khi bạn không cần dùng hết các module trong đó. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp được khuyên sử dụng các phần mềm chuyên biệt hoá cho từng nghiệp vụ quản lý, phòng ban khác nhau.
Khi đã vượt ra thị trường bên ngoài, bạn cũng không thể giao dịch bằng một đơn vị tiền tệ duy nhất (kể cả trả lương cho nhân viên hay nhận thanh toán từ khách hàng) nữa. “Go global” đòi hỏi bạn phải bổ sung thêm một số loại tiền phổ biến trên thế giới.
Hoặc nếu công ty đã có thói quen tổ chức họp để giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ, đã đến lúc bạn không thể lãng phí quá nhiều thời gian cũng như công sức sắp xếp của những người cách nhau đến cả nghìn kilomet nữa. Hãy sử dụng các công nghệ hiện đại cho phép giao tiếp, ban hành văn bản, thảo luận và cộng tác cùng nhau từ xa với hình thức thông báo real-time.
Tạm kết
“Go global” quả thực không phải là quá trình đơn giản và bằng phẳng, bởi các nguy cơ thất bại, khủng hoảng về tài chính hay thương hiệu luôn có thể ập tới bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nền tảng bền vững của toàn cầu hoá luôn luôn nằm ở “global mindset” – tư duy toàn cầu của bạn và đội ngũ nhân sự của bạn. Bước đi chậm mà chắc, thúc đẩy nhưng vẫn vững tin chính là nước cờ hiệu quả lâu dài cho tương lai của doanh nghiệp.
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Để nhận tư vấn 1-1 và tham gia demo trải nghiệm tính năng các phần mềm quản trị vận hành của Base, bạn có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.