Case study: Chỉ với 2 câu hỏi này, nhà quản lý đã có thể duy trì sự hài lòng của nhân viên

“Nhân viên của bạn đang suy nghĩ gì về công ty và bộ máy lãnh đạo?” “Họ có cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại không?”  Là người quản lý, đã bao giờ bạn tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy chưa? Và nếu bạn vẫn còn cho rằng những câu hỏi trên mang đầy tính sáo rỗng, thì con số sau sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Theo Gallup, công ty tư vấn và phân tích hàng đầu thế giới, có đến 70% nhân công Hoa Kỳ đang dần mất đi sự hứng thú dành cho công việc. Họ không còn cảm thấy “hạnh phúc” nữa và luôn sẵn sàng từ bỏ vị trí hiện tại để tìm cho mình những hướng đi mới. Một phần nguyên nhân của vấn đề nằm ở đội ngũ quản lý, khi họ đang thiếu đi những thông tin quan trọng để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.

Vậy làm cách nào để một nhà lãnh đạo giúp nhân viên của mình thoát khỏi những con số ảm đạm trên và duy trì sự hài lòng trong công việc? Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi này.

1. Giám đốc nhân sự GameStop và nghệ thuật duy trì hài lòng cho nhân viên

Daniel Parent, giám đốc nhân sự của chuỗi cửa hàng bán lẻ trò chơi điện tử GameStop, là một trong những nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề duy trì hài lòng cho nhân viên rất tài tình. Anh chia sẻ, không cần phải nung nấu thứ gì đó quá vĩ đại, nhà quản lý có thể “nâng niu” nhân viên của mình chỉ bằng những hành động hết sức giản đơn.

Trong thời gian biểu của mình, Daniel luôn trang trọng dành thời gian cho một buổi họp mặt thường kỳ, nơi anh sẽ đứng lên và đặt ra hai câu hỏi tưởng chừng như vô cùng ngây ngô: “Bạn có hài lòng với công việc hiện tại không?” và “Điều gì tôi có thể làm để khiến bạn hài lòng hơn nữa?

Hai câu hỏi, ngắn gọn, nhưng mang ý nghĩa to lớn. Ngoài việc đại diện cho sự tôn trọng mà bộ máy lãnh đạo dành cho toàn thể công ty, chúng còn là cầu nối giúp nhà quản lý nắm được những vấn đề nhân viên đang gặp phải và đưa ra cách giải quyết. Sâu xa hơn, hai câu hỏi này đóng vai trò như một hệ thống cảnh báo, giúp Daniel nhìn nhận, giải quyết khúc mắc kịp thời, trước khi chúng trở nên nan giải và khó đối phó.

Như trường hợp của Jennifer, anh kể lại. Sau kỳ nghỉ thai sản, cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc thăng bằng hai cán cân: nghĩa vụ của một nhân viên và thiên chức của người làm mẹ. Cô cảm thấy mệt mỏi, và tự phán xét bản thân là một con người tồi tệ khi không thể hoàn thành tốt cả hai.

Biết chuyện, Daniel đã thỏa thuận với Jennifer, chỉ cần cô vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cô có thể làm việc tại nhà để tranh thủ thời gian chăm sóc con cái. Điều này giúp tinh thần của Jennifer cải thiện đáng kể, năng suất làm việc cũng từ đó mà tăng theo. “Nếu không có những buổi họp và hai câu hỏi đơn giản kia, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được câu chuyện của Jennifer. Và rồi không biết cô ấy sẽ còn tuyệt vọng đến nhường nào nữa”, Daniel chia sẻ.

Daniel cũng trao đổi về trường hợp của một nhân viên nữ khác. Trước buổi họp, cô thông báo với anh rằng cô có hẹn với nha sĩ và phải rời đi vào lúc 4 giờ. Khi đồng hồ đã chỉ 4 giờ 10 và cuộc họp vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thay vì giữ chân nữ nhân viên đó ở lại, Daniel nghiêng người về phía cô và ra dấu cô có thể rời đi. Với một nụ cười biết ơn, cô lặng lẽ ra khỏi phòng họp.

Daniel chỉ ra rằng: “Nhân viên về bản chất không làm việc cho doanh nghiệp, họ làm việc cho sếp của mình.” Đã có nhiều nhân viên nói với Daniel rằng họ chấp nhận gắn bó với GameStop bởi vì được làm việc cùng anh.

su-hai-long-cua-nhan-vien-01

“Nhân viên về bản chất không làm việc cho doanh nghiệp, họ làm việc cho sếp của mình.”

“Những nhân viên tài năng có thể dễ dàng tìm được một công việc với lương bổng và đãi ngộ tốt hơn công ty của bạn. Vì vậy, là người lãnh đạo, hãy đầu tư thời gian, công sức để duy trì sự hài lòng cho nhân viên của mình, khiến họ cảm thấy công ty như một gia đình thứ hai. Hãy tin tôi đi, đây sẽ là “khoản đầu tư”  thỏa đáng nhất bạn từng bỏ ra”, Daniel nhấn mạnh.

2. Phương pháp 4 bước duy trì hài lòng cho nhân viên

Qua bài học từ Daniel và GameStop, chúng ta có thể tóm tắt lại phương pháp duy trì hài lòng cho nhân viên qua 4 bước cơ bản sau:

  • Tổ chức những buổi gặp mặt định kỳ cho toàn công ty, theo tháng hoặc quý. Hãy hỏi nhân viên của bạn xem họ có đang hài lòng trong công việc không và bạn có thể làm gì để khiến họ hài lòng hơn.
  • Luôn duy trì các cuộc đối thoại mở với nhân viên để bạn có thể tìm hiểu các khúc mắc họ đang gặp phải. Cố gắng giải quyết những khúc mắc này nhanh chóng nhất có thể trước khi chúng trở nên phức tạp và nan giải.
  • Cố gắng hỗ trợ nhân viên trong công việc để họ có thể cân bằng chúng với cuộc sống sinh hoạt cá nhân. Điều này sẽ giúp họ giảm tải được các gánh nặng về stress, tạo bàn đạp để làm việc hiệu quả hơn.
  • Đừng nghĩ rằng chỉ với hai câu hỏi mỗi tháng/ quý là bạn đã có tất cả thông tin cần thiết để duy trì hài lòng cho nhân viên. Khúc mắc của mỗi cá nhân tại nơi làm việc thay đổi và phát triển theo thời gian. Vì vậy, hãy luôn luôn đặt câu hỏi cho nhân viên để thấu hiểu họ kịp thời.

Nhìn chung, là nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng, sự hài lòng của nhân viên chỉ đơn giản là chuỗi các khoảnh khắc nhỏ với tác động lớn, “đúng người, đúng thời điểm”. Ví dụ như hành động cho nữ nhân viên ra về sớm của Daniel. Nó không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của tập thể, nhưng lại giúp gửi tới nhân viên này một thông điệp mạnh mẽ: nhu cầu của mỗi cá nhân luôn được quan tâm và trân trọng.

Hãy luôn chủ động giữ khoảng cách và thường xuyên kết nối với nhân viên của mình có những “hành động nhỏ” phù hợp. Theo thời gian, chúng sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho nhân viên, khiến họ trở nên hài lòng hơn, gắn kết hơn với công việc, với doanh nghiệp.

Lời Kết

Tài nguyên con người là nền tảng của mọi doanh nghiệp. Một công ty muốn phát triển bền vững cần phải có một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả. Và để cho nhân viên làm việc hiệu quả thì họ trước tiên cần phải cảm thấy hài lòng. Đây chính là giá trị cốt lõi mà mọi nhà quản lý đều phải khắc cốt ghi tâm.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản lý, bạn có thể tham khảo cuốn ebook MIỄN PHÍ “Cẩm nang giải quyết 9 vấn đề trong quản lý công việc và dự án” của chúng tôi. Download về ngay tại đây. 

Nhân viên chán nản và không còn cảm thấy hài lòng với công việc đang là vấn nạn mà nhiều nhà quản lý đang đi tìm lời giải. Còn bạn thì sao? Bạn đã biết cách duy trì sự hài lòng cho nhân viên chưa?

Viết một bình luận