Những nhân viên kinh doanh tài năng nhất luôn tự nhận thức được rằng họ là người có năng lực. Còn bạn, liệu bạn có tự tin vào khả năng nhận biết nhân viên kinh doanh giỏi của mình?
1. Tại sao bạn cần nhận biết những nhân viên kinh doanh giỏi?
Đừng quá băn khoăn với câu hỏi: Chẳng phải thu nhập cao đã là phần thưởng xứng đáng cho nhân tài rồi hay sao?
Sự thực thì, với tư cách người lãnh đạo, bạn cần thiết phải biết nhìn người để trọng dụng những nhân viên giỏi đó cho chiến lược phát triển doanh nghiệp, ví dụ như:
- Cất nhắc lên vị trí cao hơn trong lộ trình công danh (leader, manager, C-level,…)
- Đóng vai trò “chiến binh văn hoá” trong định hướng xây dựng đội nhóm kinh doanh thực sự gắn kết
- Trở thành diễn giả trong các buổi đào tạo tại chỗ (on-the-job training) của phòng kinh doanh
- Làm hình mẫu đối chiếu để xây dựng Từ điển năng lực cho doanh nghiệp
May mắn thay, những nhân viên kinh doanh hàng đầu đều có chung một số thói quen và đặc điểm tính cách. Chúng đã được chắt lọc thành 5 dấu hiệu quan trọng nhất và được kiểm nghiệm thành công bởi Joseph Curtis – phó giám đốc kinh doanh tại Salesforce.
2. 5 dấu hiệu nhận biết nhân viên kinh doanh giỏi trong doanh nghiệp
2.1. Những nhân viên kinh doanh giỏi có tư duy sở hữu toàn diện
Có thể bạn đã nghe triết lý này rất nhiều lần, nhưng nó thực sự đúng khi đánh giá về năng lực của nhân viên kinh doanh: “Thành công của một người phụ thuộc vào chính bản thân họ.”
Sự phân cấp tài năng luôn tồn tại trong đội nhóm kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà một nhân viên liên tục đứng đầu bảng xếp hạng năm này qua năm khác.
Một số người có thể nghĩ rằng lý do là bởi điểm khởi đầu chênh lệch. Ví dụ như cá nhân đó có sẵn các mối quan hệ, được sự giúp đỡ của cấp trên, hay là xui xẻo trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng,…
Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể nhất để nhận biết nhân viên kinh doanh giỏi chính là thái độ. Những nhân viên này tiếp cận mục tiêu của họ với tư duy sở hữu toàn diện. Bất cứ điều gì xảy đến, dù đó có phải hệ quả tạo ra do lỗi của họ hay không, đều được họ kiểm soát chặt chẽ. Người tài luôn coi mọi thứ nằm trong trách nhiệm của họ, để “sở hữu” và xử lý chúng.
Trong nghiên cứu, các nhà tâm lý học gọi đây là “internal locus of control” – tiêu điểm kiểm soát nội tại. Nói dễ hiểu hơn, đây chính là niềm tin mạnh mẽ rằng bản thân có thể tự kiểm soát cuộc sống, môi trường và các sự kiện xảy ra xung quanh.
“Internal locus of control” (tiêu điểm kiểm soát nội tại) khiến nhân viên tin rằng họ có thể kiểm soát mọi thứ
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu điểm kiểm soát nội tại có mối quan hệ tương quan với thành công trong công việc và mức thu nhập cao hơn.
2.2. Những nhân viên kinh doanh giỏi rất linh hoạt và đột phá trong xử lý tình huống
MacGyver là một show truyền hình nổi tiếng ở Mỹ vào thời xưa. Trong show đó, nhân vật chính là MacGyver luôn bị đặt vào tình thế khó khăn với gần như chẳng có công cụ hỗ trợ, vũ khí hoặc tài nguyên khả thi nào. Anh cũng có rất ít thời gian và chỉ có thể sử dụng trí thông minh của mình, cùng bất cứ thứ gì trong túi hoặc nằm sát xung quanh.
MacGyver đã không hề phàn nàn về chuyện những người khác sở hữu nhiều đồ vật hữu ích còn anh chỉ có duy nhất một cái kẹp giấy, giống như anh chưa từng than thở về vị trí công việc khó khăn đang làm.
Anh chỉ đơn giản là tự đánh giá sức mạnh và nguồn lực của mình, sau đó cố gắng làm ra điều hữu ích. Thật đáng khâm phục, ở mỗi show hằng tuần anh đều linh hoạt xoay chuyển được tình thế.
Những nhân viên kinh doanh giỏi nhất được ví như như MacGyver của thời hiện đại, bởi cách họ linh hoạt điều chỉnh sự việc xung quanh mình. Họ thường gặp phải những tình huống khó khăn trong áp lực thời gian, mà chỉ có thể dùng trí thông minh để giữ mọi thứ tốt đẹp với bản thân, khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp.
Sự linh hoạt là một tư duy nhưng cũng là một kỹ năng có thể trau dồi. Chúng ta thường gọi nó với cái tên “Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định” với những biểu hiện của mức độ xuất sắc như:
- Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ
- Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp
- Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá
- Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin
Tìm hiểu thêm về TOÀN TẬP TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC bao gồm 30+ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho mọi vị trí công việc trong doanh nghiệp.
Hãy quan sát cách nhân viên kinh doanh của bạn xử lý tình huống bất ngờ hoặc khó khăn. Nếu họ chỉ loay hoay rồi bỏ cuộc hoặc rơi vào lối mòn, họ chỉ là một nhân viên bình thường. Còn nếu “MacGyver của thời hiện đại” xuất hiện, đến lúc bạn trọng dụng nhân tài rồi.
2.3. Những nhân viên kinh doanh giỏi là các chuyên gia trong lĩnh vực
Định nghĩa “sales” không rộng lớn như “selling” (bán hàng) nhưng lại bao hàm trong đó khái niệm “leading” (người dẫn đầu). Để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi đòi hỏi mức độ tự tin cao, do đó yêu cầu phải có đồng thời kiến thức và kinh nghiệm.
Khái niệm này có thể được thể hiện dưới dạng phương trình toán học:
Kiến thức + Kinh nghiệm = Tự tin để dẫn đầu
Mọi cá nhân đều có thể điều khiển vế trái của phương trình bằng cách học hỏi và tự trau dồi bản thân, còn vế phải sẽ tự đạt được theo thời gian. Vì vậy, để một nhân viên kinh doanh đã sẵn sàng đảm nhận vị trí công việc cao hơn, bạn có thể nhận định về kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Đạt được kiến thức về ngành và quan điểm mạnh mẽ về các sản phẩm đang bán nên là yếu tố hàng đầu cho năng lực của bất kỳ nhân viên kinh doanh nào. Và kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng, bởi lẽ khách hàng của bạn ngày càng đa dạng và yêu cầu cao hơn với sản phẩm.
Kinh nghiệm giúp nhân viên kinh doanh kết nối và vận dụng các kiến thức một cách hợp lý
Để nhận diện chuyên gia kinh doanh, hãy bắt đầu bằng thông lệ sử dụng biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên hoặc các bài test chuyên môn định kỳ (hằng tháng, quý, năm). Nhân viên giỏi chắc chắn sẽ đạt được kết quả vượt trội.
2.4. Những nhân viên kinh doanh giỏi luôn giúp đỡ người khác
Bất kể nhân viên của bạn đang ở đâu trong sự nghiệp, họ luôn có thể giúp đỡ một ai đó. Giải thích về mô hình tổ chức phòng kinh doanh trong công ty bạn cho một nhân viên mới chẳng hạn.
Có thể bạn không để ý, những nhân viên kinh doanh thường xuyên truyền đạt kiến thức của họ cho những đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn mà không mong đợi trả công chính là những người giỏi nhất.
Thật trùng hợp hoặc có thể trớ trêu thay, chính hành động đó lại trở thành chất xúc tác để xây dựng sự tự tin trong chính bản thân họ.
2.5. Những nhân viên kinh doanh giỏi luôn di chuyển một cách nhanh chóng
Sự di chuyển nhanh chóng ở đây không phải là hành vi vội vã trong cuộc điện thoại hay hấp tấp trong thang máy cho kịp giờ. Ở đây bạn cần quan tâm tới cách nhân viên của bạn thực hiện công việc cùng với bộ phận marketing, kế toán,… và khách hàng.
Những người luôn xuất hiện trễ trong các cuộc meeting hoặc cung cấp hợp đồng chậm cho khách sẽ rất khó để đạt tới cấp độ giỏi.
Những nhân viên kinh doanh ưu tú không di chuyển một cách liều lĩnh, nhưng họ mang lại một cảm giác cấp bách. Họ luôn đề cao trách nhiệm hoàn thành công việc “không phải ngày mai, không phải sau bữa sáng, mà là ngay bây giờ!”
Kết luận
Thử nhìn vào đội ngũ nhân viên kinh doanh của bạn, có phải ai đó trong số họ đang sở hữu đa số trong 5 dấu hiệu nhận biết trên? Hãy lưu tâm hơn đến họ và có thể đến trao đổi trực tiếp. Những nhân viên kinh doanh giỏi xứng đáng được bạn trao nhiều cơ hội tốt hơn trong doanh nghiệp.
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Đăng ký nhận tư vấn và demo trực tiếp Hệ thống quản trị tuyển dụng toàn diện Base E-hiring ngay tại đây.