Doanh nghiệp 4.0: Yếu tố sống còn chính là hiệu quả làm việc có thể đo lường

Về mặt lý thuyết, hiệu quả làm việc của doanh nghiệp được hiểu là khả năng doanh nghiệp tận dụng những nguồn lực hiện có như tài chính, con người,… để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay khách hàng và đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc gia tăng tính hiệu quả trong công việc sẽ có những tác động tích cực đối với doanh nghiệp, nhân viên hay thậm chí là cả khách hàng.

1. Hiệu quả làm việc cao và những lợi ích không tưởng

Đối với khách hàng

Hiệu quả làm việc cao sẽ gián tiếp chuyển hóa thành những sản phẩm, dịch vụ chất lượng dành cho khách hàng. Do tác động tăng lên của hiệu quả làm việc, các chi phí đầu vào của sản xuất và kinh doanh sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thể giải quyết được nhiều hơn các vấn đề của khách hàng với một mức giá hợp lý hơn.

Không dừng lại ở đó, khoảng thời gian từ lúc khách hàng tiếp cận doanh nghiệp để nêu lên vấn đề đến lúc khách hàng nhận được giải pháp và sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ được rút ngắn lại. Từ đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn đối với sản phẩm và tin tưởng hơn vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Qua thời gian nuôi dưỡng, họ dần dần sẽ trở thành những khách hàng dài lâu và trung thành của doanh nghiệp. Khi ấy, những thông tin mà họ chia sẻ đối với bạn bè, người thân về doanh nghiệp sẽ trở thành những lợi thế tuyệt đối của doanh nghiệp, cũng chính là động thái Marketing tốt nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra được.

Đối với doanh nghiệp

Hiệu quả làm việc cao sẽ có những tác động tích cực đến toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu làm việc hiệu quả ở khâu sản xuất, chi phí sản xuất sẽ được giảm tải, doanh nghiệp sẽ có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nếu làm việc hiệu quả ở khâu bán hàng, số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra sẽ nhiều hơn, từ đó làm gia tăng một lượng lớn doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Nếu làm việc hiệu quả ở khâu sau bán hàng, dần dần số lượng khách hàng trung thành của doanh nghiệp sẽ nhiều lên, đồng thời doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn để thu về nhiều hơn những khách hàng mới.

Sau khi kết hợp cả ba chỉ tiêu này, một kết quả dễ nhận thấy đó là lợi nhuận thu về sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều nguồn lực và quy mô của doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn mạnh. Từ đó tạo nên một xu thế phát triển bền vững và lâu dài bên trong doanh nghiệp.

Đối với nhân viên

Điều dễ nhận thấy khi nhân viên làm việc hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đề xuất cho họ những chính sách ưu đãi nhằm động viên hoặc giữ chân những ứng viên tiềm năng. Những chính sách đó có thể là: Tăng lương, các khoản thưởng bổ sung, dịch vụ chăm sóc, bảo hiểm y tế,… Hiệu quả làm việc cao cũng sẽ tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên, giúp nhân viên cảm nhận thấy giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp và sẽ cố gắng để hoàn thành tốt công việc hơn.

2. Vậy làm thế nào để gia tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp?

Hiệu quả làm việc cao có thể đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu để xảy ra tình trạng làm việc không hiệu quả, nó cũng sẽ kéo theo những tác hại không tưởng đối với doanh nghiệp trên tất cả các mặt. Vì thế để có thể gia tăng tính hiệu quả trong công việc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần thiết phải áp dụng những biện pháp mang tính tổng thể và đồng bộ, cụ thể là:

Phát huy tinh thần làm việc nội bộ

Nếu nhân viên cảm thấy không hạnh phúc khi là một phần của doanh nghiệp, cũng chẳng có gì quá ngạc nhiên khi kết quả làm việc của họ không cao. Điều này kéo theo sự sụt giảm năng suất tổng thể, khiến cho doanh nghiệp khó có thể theo kịp với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Vì vậy một phương án khả thi giúp nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp đó chính là phát huy tinh thần làm việc của nhân viên.

Người quản lý có thể tiến hành động thái này thông qua việc ghi nhận những đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp, trao cho họ những sự động viên kịp thời. Ngoài ra, việc lắng nghe những lời tâm sự, chia sẻ của nhân viên cũng sẽ tạo ra những tín hiệu tích cực, giúp họ giải tỏa căng thẳng và trở nên cởi mở hơn với những hoạt động chung của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực của nhân viên

Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, chất lượng đầu vào của khâu tuyển dụng không phải lúc nào cũng đồng đều. Bởi vậy doanh nghiệp cần thiết phải đưa ra những chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, các bài kiểm tra đánh giá năng lực thường xuyên. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tạo điều kiện để những nhân viên giỏi kèm cặp những nhân viên mới, những nhân viên làm việc kém hiệu quả để giúp họ trở nên cứng cáp, tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.

Doanh nghiệp cũng có thể tính đến phương án đào thải nhân sự trình độ thấp và thay thế bằng nhân sự chất lượng cao, tuy nhiên hãy cân nhắc những tác động tiêu cực ngược trở lại với đối với doanh nghiệp và tinh thần làm việc của nhân viên.

Tối ưu hóa quy trình làm việc

Một quy trình làm việc phức tạp và rườm rà có thể khiến cho hiệu quả làm việc của toàn bộ doanh nghiệp đi xuống. Nó sẽ gây ra một sự tổn thất lớn các chi phí đầu vào của khâu sản xuất, làm gia tăng chi phí thực tế phải bỏ ra cho các khâu quản lý, bán hàng, sau bán hàng,… Từ đó tạo nên những áp lực nặng nề đối với các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Bởi vậy cắt bỏ những khâu không cần thiết, giảm bớt gánh nặng cho các nguồn lực bằng việc áp dụng tự động hóa nhiều hơn sẽ là những động thái quan trọng giúp quy trình làm việc trở nên tối ưu hơn, qua đó vận dụng được tối đa sức mạnh của doanh nghiệp.

Lựa chọn phương thức quản lý và công cụ quản lý phù hợp

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp gia tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp đó chính là lựa chọn đúng phương thức và công cụ quản lý. Nhà lãnh đạo hãy nên là người chủ động nắm bắt tiến độ của nhân viên, biết được họ đang thực hiện công việc gì, đang gặp khó khăn ở khâu nào để có thể đưa ra những phương án xử lý nhanh gọn và kịp thời. Đồng thời hãy sử dụng một công cụ quản lý có đầy đủ những tính năng cần thiết như: Lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ, quản lý thời gian,… nhưng vẫn phải đảm tính trực quan, thân thiện và dễ sử dụng đối với tất cả mọi người. 

Với những lý do kể trên, cũng dễ hiểu vì sao hiệu quả làm việc làm được coi là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Điều cần thiết đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp lúc này là một tâm thế chủ động cùng với những chiến lược phù hợp giúp đạt được tính hiệu quả cao nhất trong công việc.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Đăng ký nhận miễn phí Ebook: “Chiến lược đột phá năng suất cho Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên 4.0” để tìm hiểu những động thái mà các doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần.

Doanh nghiệp 4.0: Yếu tố sống còn chính là hiệu quả làm việc có thể đo lường

Viết một bình luận