Game hoá cuộc sống để tăng năng suất làm việc: Tại sao không?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng: Tại sao chúng ta luôn thích chơi game, và có thể chơi hàng giờ không chán? Các trò chơi có sức hấp dẫn gì khiến chúng ta sẵn sàng thức khuya để chinh phục hết thành tích này đến thành tích khác? 

Câu trả lời nằm ở động lực! Con người vốn được truyền động lực bởi thử thách, mà ở trong game, các thử thách đều đi kèm với một phần thưởng, do đó bạn luôn có động lực chinh phục thử thách để giành được phần thưởng đó. Dựa vào quy tắc này, bạn sẽ nhận ra nếu biết game hoá cuộc sống và công việc, biến hoạt động nhàm chán thường ngày thành trò chơi, thì bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những cách game hoá cuộc sống, giúp bạn tăng năng suất làm việc mỗi ngày.

1. Công thức game hoá cuộc sống 

Game hoá là biến công việc thành trò chơi để thúc đẩy bản thân thực hiện nó. Trong một bài diễn thuyết TED về game hoá của Tom Chatfield, ông đã chia nhỏ việc game hoá thành các yếu tố chính sau:

  • Dấu hiệu của sự tiến bộ (trong game, sự tiến bộ thể hiện bằng điểm kinh nghiệm)
  • Các mục tiêu gắn hạn và dài hạn (tương ứng với nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phụ trong game)
  • Phần thưởng cho sự nỗ lực (vàng, của cải và kinh nghiệm)
  • Feedback nhanh chóng, thường xuyên, rõ ràng (các nhiệm vụ phải làm hoặc các thành tích được giải thích rõ ràng trong game, được hiển thị liên tục trên màn hình)
  • Những phần thưởng bất ngờ (của cải hiếm và vàng thưởng)
  • Những người khác (các game trực tuyến nhiều người chơi)  

Khi những yếu tố này kết hợp với nhau, khi bạn được thưởng vì chinh phục được mục tiêu hoặc cộng tác với người khác, thì não bạn tiết ra dopamine, một hoá chất truyền động lực cho bạn. Sau khi hiểu được mô hình này, hãy đứng dưới góc độ của một người quản lý game, và nghĩ xem bạn sẽ thiết kế trò chơi của cuộc đời mình như thế nào để hoàn thành được nhiều việc hơn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, việc suy nghĩ về cách thiết kế công việc cho nhân viên của mình, nhằm tạo được niềm vui thích, hứng thú trong công việc cho họ. 

game-hoa-cong-viec

Một ví dụ tuyệt vời của ứng dụng game hoá vào cuộc sống là trò chơi Pokemon Go. Trò chơi này thúc đẩy người chơi bước ra khỏi nhà với lý do chỉ để bắt Pokemon. Người chơi nói rằng, khi chơi Pokemon Go, họ có động lực làm việc vặt hơn vì họ sẽ nhận được điểm thưởng trong trò chơi này khi đi tới một địa điểm mới.  Ví dụ: Bạn sắp hết sữa nhưng không có đủ động lực bước ra khỏi cửa. Tuy nhiên, nếu chơi Pokemon Go, bạn sẽ được thưởng thêm điểm khi bắt Pokemon trong lúc đi mua sữa. Nhờ đó, bạn có động lực đi mua sữa hơn.

2. Một số cách game hoá công việc

Ở phần trên, bạn đã hiểu được những yếu tố chính khiến bạn thích thú với công việc. Sau đây, chúng tôi sẽ đề xuất giúp bạn một số phương pháp ứng dụng game vào công việc và cuộc sống của mình.

Tạo 1 to-do list mỗi ngày 

Việc gạch bỏ một công việc đã hoàn thành cũng kích thích não tiết ra chất dopamine tương tự như khi bạn chinh phục mục tiêu trong game. Vì vậy hãy tạo một danh sách việc cần làm mỗi ngày và cố gắng gạch được càng nhiều việc càng tốt.

Tự tạo một phần thưởng bí ẩn 

Khi chơi game bạn sẽ thấy hứng thú khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ và được thưởng một hộp bí ẩn, trong đó chứa một thứ gì đó bất ngờ. Tương tự như vậy, bạn có thể gieo một cặp xúc xắc khi hoàn thành một việc trong danh sách và thưởng cho bản thân tương ứng với con số mình gieo được. 

Chơi game cùng bạn bè của mình 

Hãy thoả thuận với một người bạn rằng cả hai sẽ cùng giúp nhau hoàn thành công việc, bằng cách nhắn cho nhau 3 công việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trước 9h tối. Nếu không xong, bạn sẽ bị phạt một hình phạt đã thống nhất từ trước.

Game hoá bằng ứng dụng 

Hình thức tự tạo game như trên là đơn giản và dễ làm nhất, tuy nhiên, đối với một số người, hình thức đó quá đơn giản và chưa đủ thử thách, vì vậy các ứng dụng hỗ trợ game hoá ra đời, giúp công việc trở nên thú vị hơn. 

Ví dụ: Ứng dụng Habitica biến cuộc sống của bạn thành trò chơi nhập vai bằng cách áp dụng các khái niệm đề cập tới phía trên, như của cải, kinh nghiệm, phần thưởng.

gamification-wework

Ứng dụng này cho phép bạn cài đặt các công việc lặp lại hàng ngày (dailies), danh sách việc cần làm (to-dos), những công việc không bắt buộc (habits), sau khi bạn hoàn thành một việc, bạn sẽ được thưởng vàng để mua thiết bị, hoặc học kĩ năng mới… Nói chung, nó khiến công việc và cuộc sống của bạn như một trò chơi nhập vai, với kết thúc mở để bạn tập trung vào những việc mình thực sự muốn hoàn thành. 

Ngoài Habitica, có rất nhiều ứng dụng tạo danh sách việc làm chứa yếu tố game hoá giúp thúc đẩy bạn hoàn thành nhiều việc hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ứng dụng quản lý công việc Wework để biến việc hoàn thành những nhiệm vụ hàng ngày trở thành một niềm vui.   

3. Hãy tận dụng game cho những mục đích tốt 

Game hoá cuộc sống tức là tự tạo ra phần thưởng mỗi khi bạn hoàn thành công việc, khiến cảm giác thoả mãn trở nên hữu hình hơn. Suy cho cùng, chúng ta chỉ tận dụng niềm yêu thích game để giúp bộ não hoàn thành thêm nhiều việc hơn, ai nói chơi game là lãng phí thời gian nào?

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Tải ngay ebook miễn phí “4 chiến lược đón đầu – Cách mạng 4.0 cho doanh nghiệp Việt” tại đây để bắt kịp xu thế hiện đại hoá của các doanh nghiệp hiện nay.

Game hoá cuộc sống để tăng năng suất làm việc: Tại sao không?

Viết một bình luận