6 bí quyết để trở thành một Freelance Project Manager thành công

Tìm được công việc phù hợp chỉ là điểm khởi đầu, đằng sau đó là vô vàn thách thức như thu nhập không ổn định, hàng đống deadline phải đối mặt mà không hề có cộng sự. Và nếu mắc phải sai phạm, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Điều này vừa là sự thoải mái tự do, cũng vừa không kém phần đáng sợ!

Một freelance project manager cần phải làm gì?

1. Trau dồi các kỹ năng cần thiết

Ngay cả khi đã có thâm niên kinh nghiệm, bạn vẫn muốn quay lại vào ngành theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, sự cải tiến chóng mặt của công nghệ, sự thay đổi trong cơ cấu của công ty và những phương pháp quản trị mới có thể khiến bạn trở thành lạc hậu.

Trong trường hợp này, việc làm mới những ý tưởng và lối tư duy của bản thân là cực kỳ quan trọng. Điều này không có nghĩa là hằng ngày bạn phải đọc càng nhiều tạp chí học thuật càng tốt. Nó có thể đơn giản như việc bạn đọc những blog về quản trị dự án hoặc tham gia một khoá học dành cho người lãnh đạo. Việc học cao hơn và đạt được những chứng chỉ có giá trị là cách tốt nhất khiến bạn khác biệt, trở thành một cá nhân chuyên nghiệp với tư duy cầu tiến và sáng tạo – chính xác là những tố chất cần có ở một project management consultant.

2. Tự PR chính mình

Một freelancer không có kinh nghiệm làm việc và không có nhiều mối quan hệ sẽ khó có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu công việc freelance từ xuất phát điểm là một chuyên gia nổi tiếng. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn đã hết hy vọng! Bạn hoàn toàn có những cách khác để có thể nổi bật giữa đám đông.

Hãy mở rộng mối quan hệ bằng cách đi dự các hội thảo, kết nối với những chuyên gia đầu ngành và tham gia các cộng đồng quản trị dự án trên mạng xã hội. Hãy PR tên tuổi của bạn trên các trang mạng đó và luôn giữ được sự tự tin ngay cả khi bạn không hoàn toàn cảm thấy như vậy. Bởi rất có thể, một ai đó sẽ phản hồi lại bài đăng của bạn, chấp nhận lời mời trên LinkedIn, và gọi điện cho bạn để bắt đầu một chặng đường làm việc mới.

3. Tạo một portfolio cá nhân hoàn hảo

Nếu không có đủ dẫn chứng chứng minh cho năng lực của mình, có thể bạn vẫn chưa đủ độ tin cậy để trở thành một project management consultant. Điều cần thiết lúc này là dùng portfolio để phô bày được những kinh nghiệm bản thân trong việc quản trị các dự án ngắn hạn và dài hạn, cách xử lý khủng hoảng trong quản lý dự án, lãnh đạo đội ngũ nhân viên, hoặc các kỹ năng giao tiếp thành thạo.

Đây là cơ hội thích hợp để bạn liên hệ tới các ví dụ thực tiễn và thực tế bản thân. Bất kể bạn đã ở trong ngành một năm hay mười năm, bạn vẫn nên bổ sung vào portfolio những công việc mới, từ lúc mới bắt đầu cho tới lúc xin nghỉ việc.

4. Thiết lập những khung giờ làm việc từ xa

Freelancer phải dành nhiều thời gian làm việc từ xa; đó là đặc thù công việc mà có không ít những khó khăn riêng. Hãy thiết lập những khung giờ làm việc rõ ràng, nhất quán để bản thân không bị stress với những giờ làm việc căng thẳng giữa đêm.

Bất kỳ freelance project manager nào dù giàu kinh nghiệm cũng sẽ có lúc chậm trễ công việc, dẫn đến các sự cố và sai lầm không thể tránh khỏi. Bởi vậy, đừng tự hại đến sức khoẻ bản thân bằng cách làm việc liên tục nhiều trong nhiều giờ đồng hồ; điều đó không chỉ dễ gây ra sai lầm này mà còn làm giảm khả năng ứng biến của bạn.

5. Khéo léo trong giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là công cụ tốt nhất mà một freelance project manager nên có. Việc nỗ lực duy trì một hội thoại mở với những bên liên quan tới mọi khía cạnh của dự án là điều bắt buộc. Từ email báo cáo hàng ngày cho đến những buổi họp cập nhật tình hình hàng tuần, tất cả sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hóc búa sau này, đồng thời thể hiện sự tự tin và độ tin cậy như một freelancing professional.

Một bí quyết ở đây đó là, hãy chủ động nói về những thách thức và trở ngại của bản thân. Điều này sẽ giúp thành công của bạn trở nên vĩ đại hơn trong mắt mọi người.

6. Hiểu rằng mình đang làm việc với ai

Một điều quan trọng bạn cần làm là nắm được rõ ràng các mục tiêu và chiến lược của tổ chức, xem đó có phải một doanh nghiệp cộng tác hiệu quả hay không. Điều này cũng là tất yếu để biết liệu công việc ở đó có phù hợp với năng lực và portfolio của bạn. Nói cách khác, nó là mấu chốt để đánh giá độ phù hợp giữa nhu cầu của tổ chức và tham vọng nghề nghiệp của bạn. Một mối quan hệ cộng tác tốt phải dựa trên sự tin tưởng và thông cảm cho nhau, và trường hợp này cũng vậy. Nếu bạn không hiểu rõ khách hàng, bạn đang đặt chính mình vào thế bất lợi trước khi bắt đầu.

Các freelance project manager có thể dễ nản lòng trước áp lực làm việc từ xa, nhất là khi công việc đó đòi hỏi sự bàn bạc và làm việc qua teamwork. Tuy nhiên, với 6 bí quyết ở trên, bạn hoàn toàn có thể trang bị cho bản thân một nền tảng vững chắc để làm việc và gây dựng một sự nghiệp thành công ngoài mong đợi.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Download “Cẩm nang xử lý 9 vấn đề cốt yếu trong quản lý công việc và dự án” FREE để tìm hiểu và xây dựng cho bản thân một nền tảng quản lý dự án vững chắc nhất.

6-bi-quyet-de-tro-thanh-mot-freelance-project-manager-thanh-cong-bottom

Viết một bình luận