Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược hay giải pháp công nghệ khác nhau để nâng cao sự cộng tác do sự khác biệt về văn hoá, cách tiếp cận, mục tiêu và biện pháp. Vậy, đâu là công thức cho sự cộng tác thành công? Bài viết này sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn những câu trả lời còn đang bị bỏ ngỏ ở phần 1.
12 thói quen của những doanh nghiệp cộng tác hiệu quả (Phần 1)
7. Hỗ trợ, khích lệ việc cộng tác
Nếu bạn chỉ thưởng cho nhân viên vì có năng suất lao động cá nhân cao, sẽ rất khó để họ kết nối và chia sẻ với người khác. Việc khen thưởng cho các nhóm làm việc tốt cũng rất quan trọng. Ví dụ, hãy thưởng cho nhân viên theo phần trăm tương ứng với mức độ hợp tác của họ với đồng nghiệp. Một môi trường có đầy đủ sự hỗ trợ như vậy chính là nơi đào tạo nhân viên tốt không kém gì trường học.
Ví dụ: ở Motley Foll, các nhân viên cộng tác để giúp nhau làm việc nhóm hiệu quả. Văn phòng của họ có bàn di động có thể di chuyển được để nhân viên dễ dàng giao tiếp, họ cũng có một blog riêng để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên.
8. Chỉ tập trung vào những vấn đề thiết yếu
Một doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề cần đo lường, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều phải được đo lường. Hãy chỉ tập trung vào các chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp và những yếu tố liên quan đến việc kinh doanh. Ví dụ như số lượng ý kiến nhận xét, số lượng các nhóm đang hoạt động, hay mức độ gắn kết giữa nhân viên ( sự kết nối và đam mê của nhân viên với công ty và công việc).
Ví dụ: Nhờ nền tảng cộng tác của mình, Intuit có thể dễ dàng có mọi dữ liệu trong công việc. Tuy nhiên, thay vì xem xét tất cả các số liệu, họ chỉ tập trung số lượng ý tưởng mới mà nhân viên tạo ra và thời gian để tiếp thị các sản phẩm mới giảm đi bao nhiêu.
9. Hãy kiên trì
Cộng tác sẽ mất nhiều thời gian và cần sự cố gắng của toàn bộ doanh nghiệp. Nhưng nếu tất cả mọi người đều tin tưởng và cùng cố gắng, việc này chắc chắn sẽ thành công. Đừng bỏ cuộc và quay đầu lại, bởi bạn chỉ có thể thành công khi kết nối được tất cả các nhân viên của mình. Cộng tác không còn là một lựa chọn mà nó là sự lựa chọn của bạn.
Ví dụ: Một bệnh viện nhi đã nỗ lực đẩy mạnh sự cộng tác, nhưng sau hơn một năm, tất cả những gì họ nhận về là một sự thất bại. Trong thời gian đó, họ đã triển khai một giải công nghệ và thấy rằng không ai sử dụng nó. Rồi họ quay lại sử dụng bảng vẽ, lựa chọn một nhà cung cấp mới và tiếp tục đưa ra những chiến lược mới. Một giải pháp còn chưa kịp phát huy tác dụng thì họ đã mất kiên nhẫn và từ bỏ. Đó chính là nguyên nhân đưa họ đến với những thất bại.
10. Không ngừng thích nghi và phát triển
Cộng tác là một quá trình vĩnh viên, không bao giờ chấm dứt vì các công cụ và chiến lược luôn được đổi mới, khiến cho doanh nghiệp liên tục phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thích ứng và phát triển khi mọi thứ thay đổi. Hãy theo dõi những gì đang xảy ra trên thị trường và ngay trong doanh nghiệp. Bạn sẽ có thể dự đoán được những thay đổi và thích nghi tốt hơn.
Ví dụ: Lowe đã cải tiến trang chủ cộng tác của mình, việc này đã hoàn toàn thay đổi cách nhân viên của họ giao tiếp và cộng tác với nhau. Sự thay đổi được diễn ra từ bên trong, từ các kênh giao tiếp nội bộ, cho đến quá trình kinh doanh và làm việc với khách hàng. Công cụ công nghệ đã giúp nhân viên ở Lowe thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và cộng tác.
11. Luôn nhớ rằng: sự cộng tác cũng có lợi cho cả khách hàng
Mặc dù là hai vấn đề khác nhau, nhưng sự hợp tác của nhân viên cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc với khách hàng. Nhân viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và hỗ trợ khách hàng tốt hơn khi họ có thể khai thác các kiến thức, thông tin, và các nguồn lực nội bộ. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi làm việc với những nhân viên có kiến thức vững chắc và biết cách giải quyết các vấn đề của họ.
Ví dụ: Cisco đã tạo ra một môi trường cộng tác chung cho tất cả mọi nhân viên, với mọi nguồn tri thức. Điều này cho phép nhân viên tìm ra giải pháp tốt nhất và nhanh nhất giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
12. Hợp tác khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn
Nguyên tắc quan trọng nhất của sự cộng tác là nó giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Sự cộng tác giúp nhân viên nâng cao năng suất và đem lại lợi ích cho khách hàng. Nó cũng cho phép nhân viên gắn bó hơn với công việc và đồng nghiệp, giảm căng thẳng khi làm việc, khiến cho công việc trở nên dễ dàng hơn, cho phép nhân viên tự do làm việc và do đó khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Như vậy, nhân viên cũng sẽ gặp ít căng thẳng hơn khi ở nhà, giảm thiểu các cuộc tranh cãi trong gia đình và có nhiều thời gian với gia đình hơn. Cộng tác sẽ tích cực tác động đến cuộc sống của nhân viên mọi lúc, mọi nơi.
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…
Y tTìm hiểu thêm về cách thức nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp thông qua cuốn Ebook: “Giải pháp thay thế Excel & Email trong quản lý công việc”.