Top 5 cách dễ nhất để khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo cho nhân viên

Hơn 90% các CEO tin rằng các công ty của họ sẽ thay đổi nhiều hơn trong 5 năm tới so với những gì họ đã làm được trong 5 năm qua. (Nguồn: Harvard Business Review)

Với tư cách là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc hẳn bạn luôn đi đầu trong tư duy đổi mới này. Nhưng chừng ấy là chưa đủ! Để sự đỏi mới được vận hành trơn tru và lâu bền, bạn cần truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để họ sẵn lòng đồng hành cùng bạn.

Bởi lẽ chiến lược đổi mới sáng tạo này thành công hay thất bại phụ thuộc chủ yếu vào tinh thần của lực lượng lao động trong công ty – những nhân viên cấp dưới liệu đã sẵn sàng để thay đổi hay chưa.

Dưới đây là 5 phương pháp bạn có thể áp dụng hàng ngày để khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

1. Kể chuyện về những doanh nghiệp đã đổi mới sáng tạo thành công

Sẽ không khả thi nếu bạn yêu cầu nhân viên mạnh dạn thay đổi trong khi họ còn chưa hiểu rõ họ cần thay đổi những gì, và điều này có thực sự hữu ích cho doanh nghiệp và chính họ.

Bởi vậy, bạn cần trấn an tinh thần và truyền động lực cho nhân viên bằng câu chuyện về những doanh nghiệp đã đổi mới thành công – càng cụ thể, rõ ràng, càng đáng nhớ càng tốt.

top-5-cach-de-nhat-de-khoi-day-tinh-than-doi-moi-sang-tao-cho-nhan-vien-01

Kể một câu chuyện thành công thực tế là cách thức khơi dậy tinh thần hiệu quả

Để kể ra một câu chuyện hấp dẫn, hãy tự hỏi:

  • Điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với nhân viên của bạn ở thời điểm hiện tại?
  • Thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền đạt là gì?
  • Những ý tưởng nào trong câu chuyện có thể giúp họ suy nghĩ tích cực hơn về sự đổi mới?

Lưu ý rằng những câu chuyện của bạn nên chia sẻ một thông điệp chung khuyến khích sự đổi mới để thành công hơn. Nhờ vậy, nhân viên của bạn sẽ có được sự an toàn về mặt tâm lý và sẵn sàng hưởng ứng ngay khi bạn đưa ra lời kêu gọi.

Có nhiều đối tượng khác nhau mà bạn có thể lấy ví dụ cho câu chuyện của mình.

Gần gũi và chân thực nhất là các công ty có liên quan tới công ty bạn (cùng lĩnh vực, đối tác, khách hàng, từng có liên hệ,…).

Tiếp theo, có thể dẫn chứng về các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới như Facebook, Google, Salesforce,… Hầu hết những “ông trùm” này đều đã từng trải qua một cuộc cách mạng đột phá hoặc đã thành công nhờ đi đầu trong những ý tưởng mới. Ví dụ như Google với bài học đắt giá “Tiền không mua được sự giới thiệu nhân viên” hay chiến lược launching sản phẩm mới 100% thành công của Apple,…

2. Tổ chức các cuộc đối thoại, chia sẻ trực tiếp

Trong chiến lược truyền cảm hứng và động lực đổi mới sáng tạo cho nhân viên của bạn, những cuộc trò chuyện đóng vai trò thúc đẩy mọi người chuyển đổi từ phản ứng sang hành động.

Hãy thử tổ chức các cuộc trao đổi ngắn (khoảng 30 phút) trong nội bộ công ty với sự tham gia của cả nhân viên và các cấp quản lý và/hoặc các cuộc đối thoại 1-1 với nhân viên. Cho phép mọi người cùng tự do thảo luận về những cảm xúc, nhìn nhận liên quan đến sự thay đổi, đồng thời liệt kê những hành động có thể thực hiện để tuân theo hoặc tác động ngược lại sự đổi mới sáng tạo đó.

Vai trò của bạn trong các cuộc đối thoại này là người dẫn chuyện khuyến khích nhân viên chia sẻ – và tất nhiên, cũng là người lắng nghe mọi thứ. Những gì được chia sẻ chính là “tín hiệu radio” chân thực nhất đến từ nhân viên, phục vụ hiệu quả cho việc phân tích và đánh giá của bạn: Nhân viên của tôi có đang sẵn sàng cho đổi mới?

Lắng nghe cũng là một kỹ năng cần trau dồi dành cho nhà lãnh đạo, và là một trong top 5 phương pháp đơn giản giúp bạn truyền động lực cho nhân viên.

Hướng dẫn điều hành một cuộc đối thoại về tinh thần đổi mới sáng tạo hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu ngay từ đầu: Hãy thẳng thắn nêu ra mục đích của cuộc đối thoại ngay từ đầu. Ví dụ, “Chúng ta đang có mặt ở đây để nói về sự đổi mới sáng tạo mà chúng ta sẽ triển khai trong quý sau và cách nó tác động đến cá nhân bạn và tất cả chúng ta.
  • Gợi mở: Khuyến khích nhân viên của bạn tham gia vào cuộc trò chuyện bằng lời gợi mở cảm xúc chân thành, sử dụng phép ẩn dụ hoặc tính từ. Đám đông sẽ nhanh chóng thấy đồng cảm và thoải mái hơn trong việc chia sẻ.

Ví dụ, bạn có thể nhỏ nhẹ nói rằng cảm xúc đứng trước tập thể nhân viên của công ty khiến bạn thấy gần gũi nhưng cũng lo lắng hơn bất kỳ cuộc gặp gỡ đối tác nào, bởi lẽ nhân viên cũng giống như người thân và có tác động mạnh mẽ tới quyết định của bạn.

  • Lắng nghe: Hỏi nhân viên của bạn về những chủ đề phổ biến mà họ đang quan tâm. Sử dụng những câu hỏi như “Điểm chung giữa tất cả chúng ta là gì?”, “Điều gì làm nên sự khác biệt của mỗi cá nhân?”… Tóm tắt các chủ đề chính và ghi lại những gì bạn nghe được.
  • Hành động: Xác định hành động cho cả bạn và nhân viên. Những ý tưởng này phải xuất phát từ tập thể nhân viên và bạn là người đóng vai trò dẫn dắt. Đặt ra các câu hỏi như “Tinh thần đổi mới sáng tạo nên bắt đầu từ đâu?”, “Cần đổi mới riêng lẻ từng cá nhân hay gộp chung cả tập thể?” “Chúng ta có thể kiểm soát hoặc tác động đến sự đổi mới này như thế nào?”, “Vai trò của từng người trong việc này là gì?
top-5-cach-de-nhat-de-khoi-day-tinh-than-doi-moi-sang-tao-cho-nhan-vien-02

Các cuộc đối thoại tập thể hoặc 1-1 đều có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nền tảng tinh thần cho nhân viên

3. Đặt ra những câu hỏi giả định

Điều gì sẽ xảy ra nếu…?” là một mẫu câu hỏi bạn có thể sử dụng trong các cuộc nói chuyện định hướng tinh thần đổi mới sáng tạo cho nhân viên.

Kiểu câu hỏi này có thể giúp nhân viên của bạn suy nghĩ nghiêm túc hơn về tương lai sắp xảy đến và thể hiện rõ độ sẵn sàng của họ, chứ không chỉ là bài kiểm tra phản xạ hay tư duy giải quyết vấn đề.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đều là freelancers? Chúng ta sẽ cần thay đổi như thế nào?”, “Nếu chúng ta xây dựng quy trình này từ đầu thì sao?”, “Nếu sản phẩm chính của chúng ta đột nhiên trở nên lỗi thời thì như thế nào?”,… các câu hỏi càng mạnh dạn và trực tiếp càng thúc đẩy các câu trả lời táo bạo.

Nhân viên của bạn có thể không chắc chắn về những ý tưởng đầu tiên. Hãy nhiệt tình ghi nhận những đóng góp đó và tiếp tục khuyến khích họ chia sẻ thêm. “Đó quả là ý tưởng tuyệt vời! Hãy nói cho chúng tôi hiểu rõ hơn về nó!” hoặc “Thật tuyệt vời. Chúng ta cần phải liên tục tự hỏi mình những điều này!” đều là lời khen ngợi phù hợp.

Hãy củng cố thông điệp: Trở thành người mang tinh thần đổi mới sáng tạo cần tuân theo chuẩn mực nhất định chứ không phải là ngẫu nhiên.

4. Nghiêm túc đối mặt với sai lầm

Đặt kỳ vọng rằng tất cả mọi người trong công ty (bao gồm cả chính bạn) nên thừa nhận và chịu trách nhiệm cho những sai lầm, sau đó coi sai lầm là cơ hội để học tập và phát triển.

Michael Alter, cựu chủ tịch của Sure Payroll – một công ty cung cấp dịch vụ tính toán tài chính trực tuyến cho các doanh nghiệp, đã biến việc thừa nhận sai lầm thành chiến lược cốt lõi để vận hành doanh nghiệp. Kể từ khi gia nhập công ty, Michael nhận thấy điều quan trọng là mọi nhân viên đều phải đổi mới sáng tạo và chấp nhận nhiều rủi ro hơn để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng thần tốc.

Sau khi áp dụng thử nghiệm các câu chuyện cá nhân, các kỹ thuật khác nhau nhưng không đạt đủ thành công, ông đã thay đổi suy nghĩ. Ông đã tạo ra cuộc thi “Best New Mistakes” (“Những sai lầm mới thú vị nhất”) và trao thưởng cho những nhân viên chỉ ra được đâu là những sai lầm mới, độc đáo và bất ngờ nhất.

6 năm sau, cuộc thi này vẫn là một trong những sáng kiến học tập sáng tạo nhất của họ.

5. Mở rộng mạng lưới quan hệ và hợp tác

Để trở thành những người mang tinh thần đổi mới sáng tạo, nhân viên của bạn cần tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau và có được nhiều quan điểm khác nhau.

Bạn có thể khuyến khích họ mở rộng mạng lưới quan hệ bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

  • Chúng ta cần hợp tác với những ai khác?
  • Sự đổi mới của bạn có liên quan tới những phòng ban nào khác trong công ty?
  • Ai là chuyên gia trong vấn đề / lĩnh vực này mà chúng ta nên học hỏi?
  • Làm thế nào chúng ta có thể kết nối với họ?

Sự đổi mới và sáng tạo, tất nhiên, sẽ không thể bị gò bó trong giới hạn của màn hình máy tính và bốn bức tường văn phòng. Nó cần một khoảng không gian vật lý và tinh thần đủ rộng để nhân viên của bạn có thể nhanh chóng hoà nhập và phát triển lên.

Kết luận

Các doanh nghiệp đổi mới thành không phải là những tổ chức lần lượt thực hiện thay đổi theo chỉ thị từ trên xuống dưới, hoặc chỉ mong đợi vào sự sáng tạo từ một số cá nhân cụ thể. Tinh thần đổi mới sáng tạo phải là một trong các yếu tố luôn được đề cao trong bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và được sở hữu bởi tất cả nhân viên.

Sự truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo luôn có thể được thực hiện hằng ngày, nhờ vào sự quyết đoán của nhà quản trị là bạn.


Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, Sacombank, VPBank, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Vissan, Tân Á Đại Thành, Hoà Bình Minh, Decathlon, Huy Thành Jewelry, Bamboo Airways, Novaland Group, Phục Hưng Holdings, PCC1, Đại Học Văn Lang, Đại Học Ngoại Thương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books,…

Bên cạnh các bài blog chất lượng, Cộng đồng Base Resources còn đem tới các bạn những số tạp chí online được biên soạn kĩ lưỡng với hàm lượng kiến thức sâu rộng, phục vụ thiết thực cho công việc hàng ngày của những người làm tuyển dụng-nhân sự và quản lý doanh nghiệp.

Download miễn phí combo 5 tài liệu tuyển dụng-nhân sự chỉ với 1 click tại đây.

top-5-cach-de-nhat-de-khoi-day-tinh-than-doi-moi-sang-tao-cho-nhan-vien-bottom-ebook

Viết một bình luận