The future of work: 5 xu hướng mới định hình doanh nghiệp năm 2024

Vài năm trở lại đã thay đổi mọi thứ – đối với các doanh nghiệp, nhà lãnh đạo và nhân viên. Covid-19. Gen Z. TikTok. Metaverse. Những từ khóa như thế này xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta, đại diện cho những sự chuyển biến mới về cả khía cạnh xã hội và công việc. 

Đó là những biến động xã hội tạo ra những thói quen mới giữa những người lao động và người tiêu dùng.

Đó là những phát kiến mang tính đột phá, tạo ra cả những ngành công nghiệp mới, những mô hình kinh doanh mới. 

Đó là sự tham gia của thế hệ lao động mới, tạo ra sự thay đổi trong cán cân quyền lực của tổ chức.

Đó là sự lan tỏa của các nền tảng mạng xã hội mới, tạo ra một phương thức trao đổi thông tin mới. 

Một “bình thường mới” cho doanh nghiệp đã được định hình từ những thay đổi đó. Vậy cụ thể, đâu sẽ là những xu thế doanh nghiệp cần bắt kịp trong năm 2024?

1. Employee-centric Organization – Hệ quả từ đại dịch và thế hệ lao động mới

Thu hút và giữ chân nhân tài từng chỉ là câu chuyện về phúc lợi. 

Tuy nhiên, đại dịch xảy đến đã làm đảo lộn nhiều bộ máy nhân sự. Tại Việt Nam, giai đoạn khủng hoảng Covid trong những tháng 6-7-8 năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh đã làm dòng nhân công đổi chiều, bỏ phố về quê. Có những doanh nghiệp đã duy trì nguồn nhân lực ổn định trong suốt một thời gian dài, nay đột ngột rơi vào tình trạng khủng hoảng vì thiếu nhân công. Hàng loạt các chiến dịch chăm sóc đời sống công nhân viên được thúc đẩy để giữ chân người lao động. 

Mặt khác, theo một khảo sát của Dreamplex và DecisionLab, đội ngũ lao động Gen Z (sinh trong khoảng năm 1997 – 2012) đã và đang chiếm tỉ lệ ngày càng nhiều (và sẽ chiếm 25% lực lượng lao động đến năm 2025). Gen Z lưu tâm nhiều hơn về cơ hội phát triển và văn hóa làm việc, thay vì lương thưởng như các thế hệ trước. Muốn chinh phục được lực lượng lao động trẻ và tham vọng này, doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận khác. 

Employee-centric (Tập trung vào nhân viên) là chiến lược chính mà các doanh nghiệp cần tiếp cận trong năm 2024 để củng cố mối quan hệ với nhân sự và giữ chân nhân viên trong làn sóng rời bỏ công việc như hiện nay. Đã đến lúc doanh nghiệp cần xem xét lại các giá trị chính dành cho nhân viên (Employee Value Proposition – EVP) của doanh nghiệp để đảm bảo chúng đủ hấp dẫn và khác biệt. Quan trọng hơn, liệu doanh nghiệp đã thực hiện đúng và đủ những lời hứa trong EVP đó hay chưa?

Trong bối cảnh cạnh tranh lao động gắt gao như hiện nay, SMEs khó có thể tạo sự khác biệt về phúc lợi, nhưng cơ hội sẽ mở ra cho những đơn vị thật sự theo đuổi hạnh phúc của nhân viên. 

Bên cạnh đó, nhân tài luôn là những cá nhân theo đuổi giá trị nhân văn và mong muốn được kết nối với câu chuyện của doanh nghiệp. Họ thậm chí có thể chấp nhận các đề nghị trả lương thấp hơn nếu đề nghị đó đến từ công ty có thương hiệu mạnh và tập trung vào tính bền vững (sustainability). Xu hướng employee-centric trên vừa là yếu tố tác động, vừa là hệ quả của sự chuyển dịch tiếp theo: Doanh nghiệp bền vững.

2. Sustainability – Doanh nghiệp hướng tới sự bền vững

Doanh nghiệp bền vững là các doanh nghiệp có khả năng tác động tích cực hoặc tối thiểu hóa tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và xã hội. Thông thường, các doanh nghiệp này áp dụng những chính sách tiến bộ về môi trường và nhân quyền.

Trách nhiệm xã hội, đạo đức trong kinh doanh hiện nay không còn là một thứ nên có (nice-to-have) nữa, mà đã trở thành yếu tố phải có (must-have), mang tính quyết định tương lai dài hạn của doanh nghiệp. Thờ ơ với khía cạnh này có thể giúp bạn tiết kiệm trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, doanh nghiệp sẽ phải trả giá gấp bội.

Các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, người lao động – Tất cả đều đang quay lưng lại với những doanh nghiệp không cam kết xây dựng một tương lai bền vững. Sau những biến động trong 2 năm vừa qua, xu hướng này sẽ chỉ ngày càng gia tăng. Giờ đây, nhà đầu tư tập trung vào những danh mục có tính bền vững; khách hàng ngày càng hoài nghi về những lời hứa và yêu cầu hành động thực tế từ doanh nghiệp; người lao động cũng mong cầu nhiều hơn sự ổn định và hạnh phúc trong công việc.

future-of-work

Thách thức của những doanh nghiệp theo định hướng bền vững là việc phải hy sinh lợi ích ngắn hạn. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra thay đổi tích cực từ khoản lợi nhuận của mình, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong cách tạo ra khoản lợi nhuận đó, kể cả khi nó có nghĩa là đánh đổi một phần lợi nhuận. Đối với bộ phận HR, vai trò cụ thể hơn bao gồm việc xây dựng thương hiệu “xanh” với các chính sách có lợi cho môi trường và cộng đồng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho đội ngũ nhân viên, đồng thời cân đối với ngân sách doanh nghiệp.

Trong nỗ lực giảm thiểu tác động tới môi trường và bảo đảm an toàn cho nhân sự, công nghệ sẽ đóng vai trò như một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp. Ví dụ, các giải pháp họp trực tuyến như Zoom thay thế cho việc đi lại để gặp gỡ khách hàng, giúp hạn chế rủi ro lây nhiễm dịch bệnh; đồng thời giảm lượng khí thải carbon khi sử dụng phương tiện di chuyển. Hoặc các ứng dụng ký duyệt đề xuất như Base Request vừa có thể hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và tinh gọn, vừa hạn chế lãng phí các tài nguyên in ấn.

3. Hybrid working – Dỡ bỏ bức tường văn phòng

Hybrid working là mô hình cho phép người lao động tự do lựa chọn địa điểm thích hợp để làm việc và chỉ cần có mặt tại văn phòng vào một khoảng thời gian nhất định hoặc khi cần thiết. 

Trước đại dịch Covid-19, mô hình này không thực sự phổ biến, đặc biệt tại các nền văn hóa đề cao tính tập thể như Việt Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng chính sách làm việc từ xa như một biện pháp bắt buộc để duy trì vận hành. Từ đó, hybrid working dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Trong tương lai, kể cả khi Covid-19 không còn là mối lo ngại, chúng ta vẫn không thể chủ quan và bỏ qua rủi ro của những dịch bệnh tiềm ẩn khác. Trong thế giới hiện đại ngày càng phức tạp và khó lường, hybrid working sẽ là một trong những chiến lược quan trọng cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, mở rộng nguồn nhân lực và ứng phó linh hoạt trước những biến động tương lai.

future-of-work

Và trước thực tế những “ông lớn” như Google, Facebook, Nestlé… đã và đang triển khai hybrid working và gặt hái được những hiệu quả tích cực, sớm muộn chúng ta cũng sẽ chứng kiến xu hướng “dỡ bỏ bức tường văn phòng” của các doanh nghiệp nhằm giữ lợi thế cạnh tranh nhân tài trong thời gian tới.

Việc hybrid working trở thành mô hình trọng tâm có nghĩa là chúng ta cần tìm ra lời giải tốt hơn để quản lý con người, công việc và thúc đẩy liên kết tổ chức. Cần nhấn mạnh rằng mô hình hybrid phải đi kèm với tính minh bạch và liền mạch, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng kém hiệu quả, giảm năng suất và tiêu cực trong tổ chức.

Điều đáng mừng là với sự hỗ trợ của công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không còn phải lo ngại về những rào cản khi làm việc từ xa. Ngay khi bắt đầu triển khai Bộ giải pháp Chuyển đổi số toàn diện của Base.vn, doanh nghiệp đã có thể số hóa ít nhất 60% hệ thống vận hành, cộng tác trao đổi real-time, chuẩn hóa quy trình và theo dõi hiệu suất nhân viên một cách chính xác, kể cả khi làm việc tại văn phòng hay từ xa.

future-of-work-02

Doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai mô hình hybrid working với bộ công cụ chuyển đổi số toàn diện của Base

Đại diện của một trong những doanh nghiệp đã triển khai bộ ứng dụng của Base.vn trong giai đoạn làm việc từ xa, anh Nguyễn Thế Duy, CEO & Founder Dones khẳng định: “Giá trị rõ nét nhất mà Base.vn mang lại là một nền tảng quản trị toàn diện giúp chúng tôi có thể vượt qua giai đoạn dịch vừa rồi, vẫn duy trì kế hoạch và các công việc đúng tiến độ và không gặp khó khăn gì trong cộng tác dù gần 100% nhân sự work from home.”

4. Resilient Organization – Đường dài mới biết ngựa hay

Không có doanh nghiệp nào mãi mãi “miễn dịch” trước khủng hoảng hay khó khăn. Gần đây nhất, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tình huống vô tiền khoáng hậu, xáo trộn hoàn toàn hoạt động của gần như mọi doanh nghiệp. Trong kỉ nguyên VUCA hiện nay, những biến động như vậy được dự đoán sẽ còn diễn ra thường xuyên.

Những lúc đó, trong khi nhiều doanh nghiệp tương tự bị buộc phải đóng cửa, thì những doanh nghiệp “bền bỉ’ lại chứng minh được sức bền và khả năng sáng tạo, đưa ra những chiến lược hiệu quả để đương đầu với khó khăn. Harvard Business Review đánh giá, “bền bỉ” là tố chất quan trọng nhất của tổ chức và lãnh đạo doanh nghiệp trong thời đại mới.

Doanh nghiệp “bền bỉ” (resilient) được định nghĩa là những tổ chức có “khả năng tiên lượng trước và chuẩn bị sẵn sàng, đối diện và linh hoạt thích ứng với các thay đổi hoặc những biến động đột ngột, nhằm tồn tại và phát triển”. Các tổ chức hoạt động tốt trong thời kỳ khủng hoảng và thể hiện khả năng phục hồi sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không bị “cơn lũ” khủng hoảng cuốn phăng khi các thay đổi xảy ra. 

Ví dụ, trong giai đoạn nhiều nhà hàng đã buộc phải đóng cửa do phong tỏa. vẫn có một số nhà hàng duy trì được kinh doanh bằng cách nhanh chóng đưa ra dịch vụ đặt hàng online, giao hàng tận nơi, hoặc có các hoạt động thúc đẩy thương hiệu đồng hành cùng khách hàng trong dịch. 

Một doanh nghiệp “bền bỉ” thường có những đặc trưng như sau: 

  • Luôn có kế hoạch kinh doanh liên tục (business continuity plan) để phòng ngừa rủi ro và sẵn sàng cho các tình huống ngắn và dài hạn
  • Đào tạo nhân sự toàn diện, giúp nhân sự đáp ứng linh hoạt nhiều công việc vị trí 
  • Các phòng ban có tính kết nối cao và hợp tác linh hoạt
  • Xây dựng lòng tin trong nhân sự bằng văn hóa minh bạch và thấu cảm
  • Quan trọng nhất, các nghiên cứu cho thấy tốc độ chính là chìa khóa trong các chiến lược “phòng thủ” của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp “bền bỉ” và phục hồi nhanh hơn đối thủ là những doanh nghiệp trước đó đã chuẩn bị cả về mặt chiến lược, nhân lực và công nghệ gia tăng tốc độ phản ứng và ra quyết định nội bộ. 

5. HR analytics – Dữ liệu trong quản trị con người

HR analytics (còn được gọi là people analytics hay talent analytics) là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích toàn bộ dữ liệu về nhân sự, từ thông tin cơ bản, thâm niên, cho đến hiệu suất làm việc, mức độ gắn kết… để đưa ra góc nhìn 360 độ về từng cá nhân trong tổ chức; từ đó giúp cải tiến các quy trình tuyển dụng, tối ưu hóa khoản đầu tư nhân lực. 

Trong quá khứ, xu hướng này chỉ dừng lại ở việc lưu trữ các dữ liệu cơ bản về nhân sự, do đó không mang lại giá trị chiến lược nào. Các doanh nghiệp không thực sự nắm được bức tranh toàn cảnh về quản lý con người và câu chuyện Tuyển – Dạy – Dùng – Giữ gặp phải rất nhiều rào cản khi không có dữ liệu.

Đứng trước cơn bão dữ liệu trong kỷ nguyên số và xu hướng hybrid working, ứng dụng HR analytics được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu số hóa vận hành và đánh giá hiệu suất nhân viên. Đồng thời, phân tích dữ liệu nhân sự cũng giúp cải thiện trải nghiệm nhân viên, tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự – một điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh người lao động liên tục thay đổi hiện nay.

  • Với mỗi đô la được chi ra, có $13.01 được hoàn lại nhờ hiệu quả phân tích dữ liệu. (Nucleus Research)
  • 81% tổ chức phát triển phân tích dữ liệu cho biết có ít nhất một dự án HR analytics có tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh. (Bright)

Tuy có không ít các giải pháp HR analytics trên thị trường hiện nay, không phải ứng dụng nào cũng có thể phát huy hiệu quả do thiếu khả năng tích hợp dữ liệu (data integration).

Là một trong những giải pháp quản lý và phân tích dữ liệu nhân sự hàng đầu hiện nay, Base HRM+ không chỉ đáp ứng được nhu cầu tích hợp dữ liệu, mà còn có khả năng xử lý những chỉ số HR chuyên sâu như: Earning per employee (doanh thu trên mỗi nhân sự) hay Time-to-hire (thời gian để tuyển một nhân sự)… đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu đo lường của các nhà quản lý nhân sự và chủ doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về nền tảng dữ liệu nhân sự Base HRM

“Là Quản lý Nhân sự của công ty, nên Base HRM+ là bộ sản phẩm mà bản thân tôi quan tâm hơn cả. Nó giúp tôi tiết kiệm thời gian và đồng bộ nhiều thông tin, dữ liệu để xử lý vấn đề, chính sách, chế độ và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả.

Đặc biệt, chính bộ Base HRM+ đã giúp tôi dễ dàng thống kê danh sách nhân sự dựa theo dữ liệu có sẵn trên phần mềm để gửi tới cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh và đăng ký tiêm chủng cho nhân viên. Nếu không có các ứng dụng của Base, chúng tôi có thể mất đến 2 giờ đồng hồ chỉ để lọc thông tin”

– Anh Nguyễn Xuân Bằng, Quản lý Nhân sự 365 Group chia sẻ về trải nghiệm triển khai Base HRM+.

Bạn đã sẵn sàng cho 2024?

Những công nghệ đột phá, mô hình kinh doanh mới và sự khan hiếm tài nguyên đang thay đổi cách chúng ta làm việc, phân phối lại quyền lực và cơ hội cạnh tranh một cách công bằng trên toàn cầu. Các doanh nghiệp bắt đầu hiểu rằng họ cần có một tầm nhìn lâu dài và ý nghĩa trong thập kỷ tới nếu muốn thu hút và giữ chân nhân sự, khách hàng và đối tác.

Bức tranh tổng quan về tương lai công việc qua 5 khía cạnh chính

Tất nhiên, xu hướng cũng như bất cứ hiện tượng nào đều có những tác động trái chiều nhất định. Một xu hướng có thể phù hợp với mô hình doanh nghiệp này, nhưng lại thiếu thực tế với mô hình khác. Điều quan trọng là cần nắm rõ bài toán doanh nghiệp và có phương pháp tiếp cận phù hợp với từng xu hướng phát triển, để doanh nghiệp bạn có thể được thúc đẩy bởi một đội ngũ nhân viên hạnh phúc và một mô hình kinh doanh bền vững. 

Chúc bạn và doanh nghiệp một năm 2024 vững vàng và thịnh vượng!

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Để nhận tư vấn 1-1 và tham gia demo trải nghiệm tính năng các phần mềm quản trị vận hành của Base, bạn có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Viết một bình luận