Báo cáo khảo sát: Biện pháp ứng phó & Kế hoạch hồi phục của doanh nghiệp Việt trước làn sóng Covid-19 thứ 4

Tháng 6/2021, Base.vn đã phối hợp cùng FPT thực hiện khảo sát “Ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ 4 đến hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp Việt Nam”. Theo đó, hơn 51% doanh nghiệp tham gia thể hiện sự lạc quan về việc được hoạt động trở lại vào đầu tháng 8. Tuy nhiên, trên thực tế thì phải đến tận tháng 10/2021, các chỉ thị giãn cách xã hội mới từng bước được nới lỏng và các doanh nghiệp mới bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại.

Trước diễn biến đó, Base tiếp tục thực hiện khảo sát “Hành động của doanh nghiệp Việt Nam trước Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 & Kế hoạch hồi phục trong bình thường mới” nhằm đi sâu vào 2 khía cạnh:

1. Các biện pháp ứng phó thực tế của doanh nghiệp trước ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ 4 giai đoạn tháng 5 – 9/2021

2. Kế hoạch hồi phục của doanh nghiệp trong bình thường mới

Kết quả của khảo sát được thu thập trong tháng 10/2021. Báo cáo được xây dựng dựa trên 253 phản hồi hợp lệ từ các CEO, C-Level và Manager doanh nghiệp, thuộc nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau (Gia công – Chế biến – Sản xuất, Thương mại – Bán lẻ, Xây dựng – Kiến trúc, Công nghệ – Viễn thông,…).

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 9/2021, gần 3/4 số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực cách ly xã hội theo Chỉ thị 16; cho đến tháng 10/2021, hơn 90% đã mở cửa trở lại hoàn toàn hoặc một phần.

Doanh nghiệp có thể tải xuống toàn bộ báo cáo khảo sát tại đây.

report-covid-new-normal

1. Trong khu vực cách ly xã hội do Chỉ thị 16, cứ 10 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp bị đóng băng doanh thu hoàn toàn

Theo kết quả tự đánh giá, chỉ 5.14% chủ doanh nghiệp nhận định làn sóng Covid-19 thứ tư mang lại ảnh hưởng tích cực, trong khi 55.73% doanh nghiệp phải chịu tác động “tương đối tiêu cực” và 31.62% doanh nghiệp còn lại nằm ở mức độ “rất tiêu cực” .

Tác động của dịch bệnh thể hiện rất rõ ở khía cạnh tài chính, khi có tới 86.96% doanh nghiệp bị gia tăng chi phí vận hành hoặc sụt giảm/ đóng băng doanh thu. Trong khu vực cách ly xã hội do Chỉ thị 16, tình trạng trở nên đáng báo động khi cứ 10 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp bị đóng băng doanh thu hoàn toàn (con số chính xác là 21.81%).

covid-survey

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá từ phía doanh nghiệp, Covid-19 đem lại một số cơ hội nhất định như cắt giảm chi phí vận hành không cần thiết, sàng lọc và loại bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường,… Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng đây là thời điểm phù hợp để tái cấu trúc doanh nghiệp, tối ưu bộ máy vận hành và chuyển đổi số.

2. Doanh nghiệp đã tích cực ứng phó với dịch bệnh, chú trọng đảm bảo an toàn cho nhân sự

Do ảnh hưởng của thị trường nên trong giai đoạn này, doanh nghiệp buộc phải ưu tiên cắt giảm chi phí nhiều hơn so với nỗ lực gia tăng doanh thu và tối ưu vòng xoay tiền mặt (tỷ lệ tương ứng là 55.73% so với 26.88% và 25.3%). Các chi phí được cắt giảm tối đa bao gồm cả chi phí mặt bằng, chi phí marketing, chi phí nhân sự,…

Song song với các biện pháp ổn định tài chính, gần 1/2 số doanh nghiệp cũng đầu tư triển khai công nghệ cho vận hành nội bộ và tập trung vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu phát triển. Nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến, 36.76% doanh nghiệp đã thành công trong việc tuyển dụng và onboarding nhân sự từ xa.

Bên cạnh đó, hơn 60% doanh nghiệp đã bổ sung biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân sự. Khảo sát cũng chỉ ra rằng thay vì sa thải nhân sự vĩnh viễn, doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên các chính sách điều chỉnh lương thưởng tạm thời như cho nghỉ có lương, nghỉ không lương hoặc giảm lương, giảm giờ làm.

report-covid

3. Doanh nghiệp có cái nhìn tích cực về định hướng hồi phục sau tiêm chủng

Tính đến ngày 2/12/2021, đã có hơn 125 triệu liều vaccine được tiêm trên toàn quốc (theo số liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia) và con số đang tăng lên từng ngày. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp, khi có trên 75% tin rằng mình có thể hồi phục và khởi sắc trở lại sau khi Việt Nam hoàn thành tiêm chủng vaccine Covid-19 diện rộng.

Tại thời điểm bắt đầu bình thường mới, 26% doanh nghiệp có dự định quay trở lại trạng thái trước dịch (Return), 15% dự định mở rộng quy mô tăng trưởng (Rescale) và 53% lựa chọn thay đổi và cải tiến sản phẩm/ dịch vụ để thích nghi. Gần 75% số doanh nghiệp đang chuẩn bị triển khai các chiến dịch kích thích doanh số. Hơn 85% quan tâm tới các giải pháp công nghệ nhằm gia tăng hiệu suất vận hành. Thị trường tuyển dụng cũng hứa hẹn sôi động trở lại khi kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới sẽ được đẩy mạnh tại 42% doanh nghiệp.

Đặc biệt, theo kết quả khảo sát, xu hướng làm việc từ xa vẫn rất được ưa chuộng ngay cả khi chỉ thị giãn cách được gỡ bỏ. Cụ thể, hơn 60% doanh nghiệp triển khai hybrid work (kết hợp làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng). Tương tự, mô hình kết hợp giữa kinh doanh online và tại chỗ cũng được lựa chọn bởi hơn 77% doanh nghiệp.

report

4. Một số insight theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Mỗi lĩnh vực hoạt động chịu ảnh hưởng khác nhau bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 và cũng có các hành động ứng phó khác nhau.

Theo kết quả thống kê, Du lịch – Khách sạn – Nghệ thuật – Giải trí và F&B – Dịch vụ ăn uống lần lượt là hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất: tỷ lệ bị đóng băng doanh thu nhiều nhất, phải ưu tiên cắt giảm chi phí nhiều nhất và phải cho nhân sự nghỉ không lương nhiều nhất.

Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm là lĩnh vực giữ được tài chính ổn định nhất, và cũng lạc quan nhất về sự khởi sắc sau tiêm chủng. Nguyên nhân được chỉ ra bởi số liệu: nhờ lĩnh vực này đứng đầu về sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trong dịch và lọt top 3 ngành nghề đã thực hiện chuyển đổi/ mở rộng mô hình kinh doanh.

Y tế – Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số vận hành trong dịch. Trong khi đó, lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo lại linh hoạt nhất với thị trường khi 100% doanh nghiệp triển khai mô hình kết hợp giữa làm việc/ kinh doanh tại chỗ và làm việc từ xa, kinh doanh online.

report-covid-new-normal

5. Đâu là giải pháp nối liền mọi đứt gãy, giữ cho doanh nghiệp luôn vận hành trơn tru?

Trải qua 4 làn sóng Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị sẵn tâm thế đối mặt với dịch bệnh cũng như tích luỹ nhiều kinh nghiệm ứng phó hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khó khăn chung khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu – là bài toán “đứt gãy vận hành”:

  • Nhân sự bị hoang mang tinh thần, động lực làm việc không còn nhiều như trước
  • Bộ phận làm việc từ xa không đảm bảo năng suất lao động, rất khó để tổng hợp công lương
  • Nhân sự khó trao đổi trực tiếp và bàn giao thông tin với nhau, khiến luồng quy trình nghiệp vụ bị đứt gãy, tắc nghẽn và sai sót đáng kể
  • Bộ phận quản lý không nắm được tiến độ làm việc và dữ liệu kết quả thực tế của nhân viên. Phải thường xuyên nhắc việc, nhắc báo cáo, họp hành trực tuyến lãng phí thời gian
  • Lãnh đạo không có mặt kịp thời để phê duyệt đề xuất, ban hành công văn, đưa ra các quyết định quan trọng

Thực chất, bài toán này đã xuất hiện ngay từ trước dịch, nhưng nhiều doanh nghiệp lại chủ quan cho rằng là vấn đề nhỏ có thể cải thiện dần dần. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập xuống giống như một giọt nước tràn ly, các đứt gãy nhỏ đã toác rộng hơn khiến con người trở tay không kịp. Trong khi thời buổi khó khăn đang cần tối ưu chi phí đến từng đồng, thì đây chính là nguyên nhân gây thất thoát tài nguyên nghiêm trọng.  

Để hỗ trợ doanh nghiệp có được bộ máy vận hành được trơn tru, liền mạch trong mọi điều kiện khác nhau (làm việc từ xa, làm việc văn phòng, cắt giảm nhân sự, thay thế nhân sự, tuyển thêm nhân sự, sếp đi công tác,…), Base.vn đã cho ra mắt BỘ CÔNG CỤ VẬN HÀNH KHÔNG GIÁN ĐOẠNNhờ các phần mềm được thiết kế chuyên biệt, doanh nghiệp có thể:

  • Quản lý nhân sự từ xa mà không cần gặp mặt trực tiếp
  • Cộng tác làm việc, quản lý công việc mọi lúc mọi nơi
  • Lãnh đạo chủ động hơn trước rủi ro thị trường

Đặc biệt, khi đăng ký trải nghiệm bộ công cụ này, doanh nghiệp sẽ được tặng thêm Premium ebook + 05 biểu mẫu Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh không gián đoạn do Base.vn phối hợp cùng FPT thực hiện.

COVID-REPORT

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Để nhận tư vấn và hỗ trợ demo trải nghiệm 1-1 về Bộ công cụ vận hành không gián đoạn, doanh nghiệp có thể đăng ký ngay tại đây.

Báo cáo khảo sát: Biện pháp ứng phó & Kế hoạch hồi phục của doanh nghiệp Việt trước làn sóng Covid-19 thứ 4

Viết một bình luận