5 sai lầm cơ bản khiến nhà tuyển dụng đánh mất ứng viên

Trong thời đại của kỷ nguyên số, thông tin được truyền tải một cách nhanh chóng, Ứng viên đã biết cách tìm kiếm thông tin nhà tuyển dụng, đưa ra đánh giá so sánh và sau cùng là đưa ra quyết định lựa chọn của chính mình. Và nếu bạn vẫn đang loay hoay trong một tư duy lỗi thời về vị thế “bề trên” của một nhà tuyển dụng với các ứng viên, bạn sẽ thất bại chỉ với 05 sai lầm cơ bản sau.

Sai lầm 01: Không có website tuyển dụng hoặc website tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp

73% số ứng viên luôn tìm kiếm và tham khảo các thông tin của một nhà tuyển dụng qua Google hoặc website tuyển dụng của công ty.

Đây chính là nơi nhà tuyển dụng tạo ấn tượng đầu tiên với ứng viên của mình. Họ sẽ quan sát hình ảnh công ty, các lợi ích khi họ nhận được khi làm việc tại đây. Họ để ý cách mà nhà tuyển dụng kể câu chuyện và vẽ bức tranh lớn về hình ảnh doanh nghiệp của mình. Từ đó, ứng viên so sánh với các nhà tuyển dụng khác và cho ngay ra xếp hạng trong đầu.

Bạn không có website tuyển dụng giới thiệu về công ty của mình – bạn sẽ mất tín nhiệm trong mắt ứng viên. Bạn có một website tuyển dụng nhưng thông tin hời hợt và kém thu hút – bạn sẽ bị xếp hạng thấp trong mắt Ứng viên. Đừng bao giờ tạo ấn tượng ban đầu không tốt trong mắt các Ứng viên của bạn.

Một số tips dành cho bạn:

sai-lam-co-ban-cua-nha-tuyen-dung-01

Một số mẫu website tuyển dụng mà Base E-hiring cung cấp miễn phí cho khách hàng

Sai lầm 02: Ứng viên không nhận được bất kỳ phản hồi nào sau khi ứng tuyển

Những bạn ứng viên không trúng tuyển không nhận được bất kì một email từ chối hợp lý nào. Những bạn ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn cũng nhận được cuộc gọi hẹn lịch phỏng vấn muộn và sát ngày. Những bạn đã lọt qua phỏng vấn thì chờ hoài không nhận được thư mời nhận việc. Lí do rất xuôi tai: bạn không có thời gian để phản hồi từng bạn ứng viên.

Kết quả của việc không phản hồi hoặc phản hồi chậm các ứng viên của bạn sẽ làm uy tín của nhà tuyển dụng giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí các bạn ứng viên sẽ tỏ thái độ không bằng lòng trên các phương tiện Social như Facebook, Instagram,… Điều này thực sự là một mối quan ngại cho thương hiệu tuyển dụng của bạn.

Không chỉ thế, việc phản hồi chậm trễ có thể sẽ khiến bạn đánh mất ứng viên yêu thích của mình vào tay các nhà tuyển dụng đối thủ. 

Vậy nên nếu như bạn không muốn xây dựng một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp và mất đi những ứng viên ưu tú của mình, đừng bao giờ chậm trễ và hãy luôn phản hồi tất cả mọi ứng viên quan tâm đến công ty của bạn. Hãy coi mỗi ứng viên như một khách hàng – đừng thử thách sự kiên nhẫn và độ bình tĩnh của họ. 

Một số tips dành cho bạn:

  • Luôn hồi đáp mọi ứng viên qua mọi kênh truyền thông của doanh nghiệp: Comment trên website tuyển dụng, comment trên fanpage, comment trên các post sharing trên Facebook, comment trên LinkedIn doanh nghiệp,…
  • Trong trường hợp gặp một tín hiệu không tích cực từ các ứng viên, đừng phớt lờ nó.
  • Nỗ lực cá nhân hóa từng giao tiếp với ứng viên. Thay vì một email send-all thì ứng viên sẽ trân trọng hơn rất nhiều nếu nhận được email được viết riêng cho họ. 
  • Ứng dụng một hệ thống quản trị tuyển dụng Applicant Tracking System để tự động hoá mọi khâu phản hồi, mà vẫn đồng thời cá nhân hóa email theo ứng viên. 
sai-lam-cua-nha-tuyen-dung-02

Thiết lập email trả lời tự động tới ứng viên nhanh chóng với Hệ thống quản trị tuyển dụng ATS

Đọc thêm

Theo dõi case study của VietCredit – doanh nghiệp đã chuẩn hóa quy trình chăm sóc và phản hồi ứng viên để tạo dựng ấn tượng là một doanh nghiệp chuyên nghiệp và tốc độ. 

Sai lầm 03: Thay đổi lịch phỏng vấn xoành xoạch

Chúc mừng! Bạn đã có ứng viên để tham gia phỏng vấn. Nhưng khó khăn bây giờ mới bắt đầu. Dù cố gắng sắp xếp lịch phỏng vấn cho các trưởng phòng phụ trách vị trí cần tuyển đó sớm nhất có thể, nhưng bạn vẫn không hề nhận được hồi âm.

Có muôn vàn lý do cho chuyện đó. Các trưởng phòng đang bù đầu với các cuộc họp, giao ban, thậm chí còn họ còn không biết email thông báo phỏng vấn của bạn trôi dạt nơi đâu giữa vô vàn các email đổ về mỗi ngày. Bạn cũng sẽ không thấy thoải mái khi cứ phải nhắc họ kiểm tra hòm thư liên tục. Thậm chí mà sau khi gửi tin xác nhận lịch với ứng viên xong xuôi, các trưởng phòng lại có lịch bận, trước giờ phỏng vấn một tiếng mới báo cho bạn. 

Dù không muốn, nhưng giờ đây, hình ảnh của công ty giảm sút trầm trọng trong mắt ứng viên. Họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng và chắc chắn sẽ cân nhắc việc ứng tuyển vào một công ty không có khả năng tổ chức như vậy. Đừng nghĩ rằng ứng viên sẽ sẵn sàng và chấp nhận bất kì lịch phỏng vấn nào bạn sắp xếp. Họ có quyền lựa chọn những nhà tuyển dụng biết trân trọng thời gian và thiện chí của họ. Không chỉ vậy, bạn sẽ khó có thể thanh minh về việc đánh mất ứng viên với sếp của mình và các trường phòng. 

sai-lam-cua-nha-tuyen-dung-03

Một số tips dành cho bạn:

  • Ngay khi lùi hoặc hoãn lịch phỏng vấn đột xuất, hãy email và gọi điện để xin lỗi các ứng viên của mình ngay lập tức. Thậm chí, hãy gửi cho ứng viên của bạn một vài tài liệu để nghiên cứu trước khi phỏng vấn để họ thấy được sự quan tâm của bạn.
  • Sử dụng một công cụ ghi chú và nhắc nhở lịch phỏng vấn cho mọi người như Google Calendar hoặc các hệ thống quản trị tuyển dụng Applicant Tracking System.
sai-lam-cua-nha-tuyen-dung-04

Giao diện quản lý lịch phỏng vấn của hệ thống quản trị tuyển dụng Applicant Tracking System Base E-hiring

Sai lầm 04: Không thể kể một câu chuyện hay về công ty của bạn cho ứng viên

Đôi khi bạn sẽ bất chợt nhận được những câu hỏi của Ứng viên như: “Điều gì khiến anh/chị muốn gắn bó với công ty?” hay “Em muốn được nghe về những hướng đi tương lai của công ty?”

Vâng, đó chính là điểm tốt dành cho bạn, vì có lẽ giờ đây ứng viên của bạn đã bắt đầu thích thú với công ty bạn. Họ đang tò mò và chờ đợi một câu trả lời “chốt sales” của bạn. Vậy nhưng, bạn không thể kể cho họ một câu chuyện tuyệt hay về công ty của mình. Bạn cũng không đưa ra được một câu trả lời khiến Ứng viên khao khát được nhận công việc đó. Tất cả chỉ là một câu nói hời hợt, chung chung và có thể “search google”. Chắc chắn ứng viên sẽ không thoả mãn và hào hứng với nó. Điều này làm công việc “chốt” sales của bạn trở nên thất bại.

Nếu bạn muốn ứng viên hào hứng đến mức có thể lan truyền câu chuyện về Doanh nghiệp của bạn hoặc chỉ đơn giản là không muốn mất những ứng viên tài năng, hãy chuẩn bị một câu chuyện tuyệt vời về chính nơi bạn đang làm việc bằng một tinh thần hào hứng và đam mê.

Một số tips dành cho bạn:

  • Chọn một điểm khác biệt (Employee Value Proposition) của Doanh nghiệp bạn. Đó có thể là văn hoá, là con người, là sản phẩm, là tham vọng… Hãy dùng nó để kể thành một câu chuyện mà chính bạn cũng được truyền cảm hứng.
  • Hãy để câu chuyện của bạn ngắn gọn, dễ hiểu và không lan man. Điều đó sẽ kích thích sự tò mò của các Ứng viên.

Sai lầm 05: Không nỡ từ bỏ cách thức quản lý tuyển dụng truyền thống và lỗi thời

Chúng ta đang nói đến cuộc cách mạng thứ 4 của thế giới – Chuyển đổi số (Digital Transformation), trong khi ở Việt Nam, mọi thứ vẫn chưa nhích xong qua cuộc cách mạng thứ 3. Chúng ta vẫn đang trung thành với những công cụ truyền thông hoặc làm việc bằng sức người. Dữ liệu hoàn toàn là con số “0” tròn trĩnh.

Nhưng đã đến lúc bạn cần chọn lựa và đánh đổi. Chờ đợi 5 ngày để được xác nhận yêu cầu vị trí tuyển dụng hay hồi đáp ứng viên chắc chắn không phải truyền thống cần giữ gìn và bạn sẽ mất ứng viên vào tay đối thủ trong chớp mắt. Việc áp dụng công nghệ tuyển dụng tân tiến sẽ thể hiện với ứng viên sự đầu tư của công ty vào việc bắt kịp xu hướng và học hỏi cái mới, nhất là với những ứng viên trẻ tuổi, năng động. Hình ảnh nào bạn muốn được ứng viên nhớ đến?

Một số tips dành cho bạn:

  • Xây dựng công việc tuyển dụng một cách có hệ thống và có phương pháp lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về tuyển dụng như Hồ sơ ứng viên, lịch sử ứng tuyển của ứng viên, kết quả đánh giá,…
  • Sử dụng cho mình một công cụ Applicant Tracking System có khả năng lưu trữ và cập nhật tự động mọi dữ liệu theo thời gian thực
sai-lam-nha-tuyen-dung-05

Dashboard (Bảng thể hiện dữ liệu tuyển dụng) luôn được cập nhật theo thời gian thực của ATS Base E-hiring

Việc ứng dụng ATS trong tuyển dụng đã được phổ biến trên thế giới trong suốt 10 năm trở lại đây, nhưng lại vẫn còn xa lạ với người làm tuyển dụng Việt Nam do rào cản về chi phí. Mới đây nhất, nền tảng ATS đầu tiên tại Việt Nam mang tên Base E-Hiring đã ra mắt, tạo cơ hội giải quyết những vấn đề tuyển dụng đang tồn tại. 

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Bạn có thể đăng ký nhận tư vấn và hỗ trợ trải nghiệm phần mềm Base E-hiring tại đây để có được giải pháp quản trị toàn diện cho các vấn đề của tuyển dụng trong doanh nghiệp. 

5 sai lầm cơ bản khiến nhà tuyển dụng đánh mất ứng viên

Viết một bình luận