Cách tính công đoàn phí theo đúng quy định? Phải nộp công đoàn phí doanh nghiệp ở đâu?

Công đoàn phí là một trong số rất nhiều chỉ số chi phí mà một doanh nghiệp cần đảm đương. Chỉ cần thiếu sót hoặc sai lệch về số liệu là có thể gây ra thất thoát ngân sách và bị kỷ luật / kiểm điểm bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc hiểu rõ quy định hiện hành về phí công đoàn và cách tính công đoàn phí là điều cần thiết.

Đó cũng chính là chủ đề của bài viết này.

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội là bộ phận đóng vai trò giám sát, đảm bảo thực thi quyền lợi của người lao động trong tổ chức đó.

Mức phí đóng cho tổ chức công đoàn là số tiền được sử dụng để duy trì hoạt động của bộ phận. Có doanh nghiệp đã thành lập công đoàn nhưng cũng có các doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở. Quy định đóng công đoàn phí cho các doanh nghiệp này là khác nhau.

Công đoàn phí được sử dụng với các mục đích sau:

  • Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước
  • Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng trong nghề của người lao động
  • Đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động
  • Tổ chức các chương trình thi đua do Công đoàn phát động, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động, các hoạt động bình đẳng giới
  • Thăm hỏi, trợ cấp các đoàn viên / người lao động khó khăn, hoạn nạn, ốm đau
  • Động viên, khen thưởng cho người lao động
  • Trả lương cho các cán bộ chuyên trách và chi tiêu cho các hoạt động của bộ máy các cấp
  • Các nhiệm vụ khác

2. Các văn bản quy định về luật đóng công đoàn phí

Các văn bản quy định về luật đóng công đoàn phí bao gồm Nghị định số 191/2013/NĐ-CP và Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ của Chính phủ. Doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin cập nhật và các quy định trong 2 tài liệu này để liên tục theo dõi và triển khai đóng công đoàn phí đúng quy định.

3. Đối tượng đóng công đoàn phí

Các đối tượng chính phải đóng công đoàn phí bao gồm doanh nghiệp và các đoàn viên (cá nhân).

2 loại hình doanh nghiệp đã thành lập và chưa thành lập công đoàn cơ sở có quy định về cách thức và mức đóng lệ phí công đoàn khác nhau. Các doanh nghiệp và cá nhân cần theo dõi sát luật của Nhà nước để tuân thủ đúng quy chế.

4. Cách tính công đoàn phí? Nộp công đoàn phí ở đâu?

Mỗi doanh nghiệp có mức đóng công đoàn phí khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó đã có công đoàn hay chưa. Mỗi loại doanh nghiệp sẽ có bộ phận thu phí riêng với tỉ lệ % phí luân chuyển được quy định nghiêm ngặt, cụ thể:

4.1. Với doanh nghiệp đã thành lập công đoàn

Đoàn phí công đoàn tương đương với 1% lương cơ bản của nhân viên. Đoàn phí sẽ được chia thành 2 phần: phần đầu tiên giữ lại cho công đoàn cơ sở tức công đoàn của doanh nghiệp một khoản bằng 60%, phần 40% còn lại sẽ được chuyển lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý, thường sẽ là công đoàn quận, huyện.

Tiền kinh phí công đoàn (khác đoàn phí công đoàn) bao gồm các kinh phí trang trải cho công đoàn đó. Số tiền này sẽ được đưa ⅔ vào ngân quỹ của doanh nghiệp, ⅓ còn lại sẽ nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý.

4.2. Với doanh nghiệp không thành lập công đoàn

Quy định dành cho doanh nghiệp không thành lập công đoàn có một chút khác biệt.

Về đoàn phí, doanh nghiệp chưa có công đoàn sẽ được miễn hoàn toàn. Về tiền kinh phí công đoàn, ⅔ sẽ được công đoàn cấp trên giữ để chi cho hoạt động của công đoàn, ⅓ còn lại sẽ được nộp lên cho Công đoàn Nhà nước.

Các doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có tư cách pháp nhân hợp pháp.
  • Có ít nhất 5 đoàn viên / 5 lao động tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.

Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, sử dụng lao động theo đúng pháp luật Việt Nam hiện hành, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập hay ngoài công lập có hạch toán độc lập, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thuộc các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động Việt Nam khi đáp ứng đủ 2 điều kiện trên sẽ được thành lập công đoàn cơ sở.

4.3 Phương thức đóng công đoàn phí

Phương thức đóng công đoàn phí không quá phức tạp, cụ thể là với doanh nghiệp thì bắt buộc đóng mỗi tháng 1 lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Còn với người lao động hay đoàn viên cá nhân, đoàn phí có thể được thu do đoàn viên đóng hằng tháng cho tổ chức công đoàn cơ sở, nếu không thì doanh nghiệp có thể thu thẳng từ lương tháng khi đã thỏa thuận với người lao động / đoàn viên (cá nhân).

Kết luận

Công đoàn phí là một lệ phí nhỏ trong quá trình hoạt động thường niên của các doanh nghiệp; tuy nhiên cũng cần được tính toán cụ thể và hiểu rõ quy định hiện hành để tránh những hình phạt hành chính không đáng có. Mong rằng bài viết trên đã giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được kiến thức đầy đủ, cập nhật về công đoàn phí.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Để nhận tư vấn 1-1 và tham gia demo trải nghiệm tính năng các phần mềm quản trị vận hành của Base, bạn có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Cách tính công đoàn phí theo đúng quy định? Phải nộp công đoàn phí doanh nghiệp ở đâu?

Viết một bình luận