5 bước cơ bản để nâng cao đạo đức làm việc cho đội nhóm

Đạo đức làm việc mạnh mẽ có phải là câu chuyện cổ tích đối với mọi đội nhóm?

Đôi khi có vẻ như vậy.

Bạn thường xuyên nghe được những lời tâm sự hay đọc thấy trên báo chuyện các nhà tuyển dụng đang phàn nàn về đạo đức công việc. Bởi vậy, không hề khó hiểu với định kiến trong tâm trí bạn: Liệu đó có phải là thứ hão huyền thực sự và dù cố gắng đến đâu thì bạn cũng luôn phải chịu đựng sự kém đạo đức?

May mắn thay, bạn có được những kinh nghiệm quý giá sau để đảm bảo đạo đức làm việc của đội nhóm ở mức cơ bản, và hơn thế nữa là nâng cao nó thành một khái niệm vĩ mô hơn: văn hoá doanh nghiệp.

5 bước cơ bản để bạn nâng cao đạo đức làm việc trong đội nhóm

Đừng quá trông mong vào việc mọi thành viên trong nhóm đều có sẵn một đạo đức làm việc xuất sắc, bởi điều đó thường không xảy ra.

Ngay cả khi mỗi người đã sở hữu những gì họ coi là đạo đức công việc và nghĩ rằng bản thân đang làm đúng, thì sự khác biệt trong văn hóa và trình độ hiểu biết vẫn tạo ra rào cản giữa họ. Kết cục, bạn có được một nhóm với 5 người là 5 chiếc xe di chuyển theo 5 tốc độ và 5 hướng khác nhau.

Bởi vậy, việc nâng cao đạo đức làm việc cho từng cá nhân trong đội nhóm cần thực hiện theo đúng chiến lược, đồng thời với việc điều hướng để mọi người có sự phát triển chung hướng với nhau.

1. Bắt đầu với khái niệm “đạo đức”

Những người có đạo đức làm việc mạnh mẽ luôn là người có tính cách tốt. Họ tuân thủ và giữ gìn đạo đức cả trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày chứ không giới hạn chúng trong môi trường doanh nghiệp.

  • Xác định những gì bạn cho là đạo đức

Mỗi người đều có quan niệm khác nhau về đúng hay sai của một sự việc. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải minh bạch với đội nhóm ngay từ đầu: khi mọi người làm việc cùng nhau, đâu là điều xứng đáng được coi là đạo đức làm việc và đâu là điều bạn không mong muốn gặp phải.

Sự quy ước đúng – sai này ở mỗi đội nhóm là khác nhau, bởi vậy mà khái niệm đạo đức làm việc của mỗi đội nhóm cũng gần như là duy nhất.

  • Giả lập các tình huống khó xử về đạo đức

Các nhà tâm lý học thường sử dụng các kịch bản (đến từ cảnh quay trong phim, clip có thực, câu chuyện kể,…) để giúp mọi người mường tượng được rõ nhất về các hành vi đạo đức ngoài đời thực.

Tương tự, bạn luôn có thể giả lập các tình huống khó xử mà nhóm của bạn có nguy cơ phải đối mặt để minh hoạ cho các ngữ cảnh liên quan tới đạo đức làm việc. Dù bạn có thẳng thắn khẳng định hay ngầm thể hiện ẩn ý, nhân viên của bạn sẽ hiểu điều bạn muốn nói qua phần kết của tình huống giả lập.

  • Chú ý đến những đối tượng bị ảnh hưởng

Đạo đức thường được coi là phần “what” của luân thường đạo lý, hay nói cách khác là các hành vi thích hợp được đám đông mong đợi. Nhưng nhóm của bạn cũng phải nhận thức rõ hơn về phần “whom” – những người xuất hiện trong bối cảnh và có khả năng lớn bị tác động bởi các hành vi đó.

Những gì đội nhóm của bạn cần lúc này không đơn thuần chỉ là danh sách công việc nên làm và nên tránh, mà cần có sự linh hoạt và đồng cảm. Những hành động xuất phát từ động lực tốt sẽ luôn được chào đón.

  • Chỉ ra những quan điểm đạo đức sai lầm

Có thể bạn đã biết tới mâu thuẫn này: Nỗ lực tuyệt vời đối với một thành viên trong nhóm có thể chỉ đơn giản là tình trạng mệt mỏi vật lộn tầm thường trong mắt những đồng nghiệp khác?

Bởi vì sao? Bởi lẽ suy nghĩ của họ vốn dĩ đã sai lầm như thế. Sai giống như cách nhiều người vẫn tin rằng đa tác vụ (multitask) là phương pháp làm việc mang lại hiệu quả, trong khi khoa học đã chứng minh đó chỉ là cảm giác tự hài lòng “ảo” mà thôi.

dao-duc-lam-viec-doi-nhom-01

Trước khi nâng cao đạo đức làm việc cho đội nhóm, cần làm rõ khái niệm đạo đức và tính chất đúng-sai của hành vi

2. Đưa ra phần thưởng xứng đáng cho những người làm việc chăm chỉ

Mặc dù bạn không muốn biến sự nỗ lực công việc thành thứ bị thể chế hoá và đem ra so sánh trong đội nhóm, nhưng rất rõ ràng, bạn cần một phần thưởng nào đó để làm động lực cho đạo đức làm việc.

Bạn có thể công bố rộng rãi về một mức lương cao hơn, một cơ hội thăng tiến hoặc giải thưởng vinh danh nào đó dành cho người có cố gắng làm việc nhất trong nhóm. Lúc này, các thước đo cho đạo đức làm việc là năng suất, doanh số, thời gian hoàn thành dự án, phản hồi từ khách hàng,…

Không phải mọi thành viên trong nhóm đều được thúc đẩy (ít nhất là ngay từ đầu) bởi niềm đam mê công việc; nhưng phần thưởng xứng đáng từ phía công ty lại khác – đó là sự ghi nhận rất đáng tự hào.

3. Nhấn mạnh vào tính chuyên nghiệp

Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh và có quy mô khác nhau sẽ có thước đo khác nhau về tính chuyên nghiệp. Nhưng cho dù đội nhóm của bạn đang ở bất cứ đâu, luôn có những chuẩn mực nhất định thuộc phạm trù đạo đức làm việc.

Ví dụ, dưới đây là 3 phẩm chất bạn nhất định phải có trong sổ tay nhân viên, tiếp tục gìn giữ và phát triển chúng trong suốt quá trình làm việc:

  • Đúng giờ

Hãy trân trọng những thành viên trong nhóm xuất hiện đúng giờ. Luôn có những trở ngại trong cuộc sống sẵn sàng làm cái cớ cho việc chậm trễ, nhưng chúng chỉ làm nổi bật hơn những cá nhân luôn tôn trọng nội quy và lời hứa hẹn mà thôi.

  • Tôn trọng

Một phần quan trọng của đạo đức công việc tốt là tôn trọng người khác, bao gồm đồng nghiệp, khách hàng và chính bản thân nhân viên. Hầu như mọi doanh nghiệp đều có xu hướng kêu gọi nhân viên đề cao sự tôn trọng, nhưng thực tế lại rất ít nơi làm được điều này.

  • Đáng tin cậy

Trở nên đáng tin cậy là điều mà nhân viên của bạn nên hướng tới – làm được những gì đã hứa hẹn hoặc những gì được kỳ vọng. Danh hiệu đạo đức làm việc sẽ bị mờ đi ngay khi có tình trạng chậm trễ deadline của nhân viên hoặc một dấu hiệu cho thấy quản lý thiếu minh bạch.

Đọc thêm

Trọn bộ “TOÀN TẬP TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC” bao gồm mô tả 30+ kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết của nhân viên trong doanh nghiệp.

4. Rèn cho đội nhóm của bạn các thói quen đúng đắn

Phần lớn đạo đức công việc tốt xoay quanh thói quen.

Nền tảng của bất kỳ thói quen nào cũng là thực hiện nó một cách nhất quán trong khoảng 30 ngày. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể rèn cho đội nhóm của mình những thói quen tích cực bạn mong muốn.

Lấy một ví dụ điển hình, văn hoá làm việc tốt luôn bắt đầu với sự kiên trì. Mỗi thành viên đều cần hết sức tập trung cho công việc và gắn bó với nó tới cùng. Vậy điều bạn có thể làm là gì? Cùng đồng hành với nhân viên, là một tấm gương kiên trì, cải thiện môi trường làm việc không gây xao nhãng,… hoặc đơn giản hơn là đưa ra những lời khích lệ.

Thói quen làm việc “nói không với sự chần chừ” cũng là ý tưởng thú vị cho đạo đức làm việc.

Thay vì bỏ qua không làm hoặc trễ deadline vì lý do ngần ngại, hãy giúp nhân viên của bạn phân biệt rõ 3 loại công việc: phải được thực hiện, nên được thực hiện, có thể được thực hiện. Ưu tiên công việc theo thứ tự của danh sách đó và không né tránh các việc bắt buộc có thể khiến nhân viên của bạn khó chịu lúc đầu, nhưng guồng công việc thuận lợi sau đó chính là thành quả tuyệt vời nhất.

nang-cao-dao-duc-lam-viec-02

Các thói quen giúp định hình rõ hơn đạo đức làm việc của một đội nhóm

5. Chấm dứt các trải nghiệm thụ động

Trong đội nhóm của bạn, sẽ có những trải nghiệm mà thành viên nghĩ rằng họ không thể can thiệp vào ngoại cảnh, đồng thời cũng không cần chịu trách nhiệm cho điều đang diễn ra xung quanh.

Bạn có thể nhận thấy sự thụ động này qua các câu nói điển hình như:

– “Bạn không thể tin được những gì tôi vừa trải qua đâu!”

– “Tôi không thể giúp được.”

– “Nó thật không công bằng!”

– “Đó không phải lỗi của tôi!”

Nói một cách đơn giản, họ không đủ tự tin vào khả năng của bản thân nên chọn cách không làm gì cả. Nhưng trên thực tế, đạo đức làm việc trong tập thể cần có sự phản hồi tích cực tới công việc của họ chứ không phải thụ động bị kiểm soát bởi công việc.

Đã đến lúc bạn nói với nhân viên rằng dự án các bạn đang làm không phải là thất bại hiển nhiên. Hãy xem đó luôn là cơ hội để thử thách, nhận lỗi, phân tích sai lầm và rút ra kinh nghiệm cho những thành công sắp tới.

Phải làm gì khi thành viên trong nhóm có đạo đức công việc kém?

Khi bạn phát hiện ra một cá nhân có đạo đức làm việc kém, cách giải quyết lý tưởng nhất là sử dụng các mẹo đã liệt kê ở trên. Trong trường hợp chúng không phát huy tác dụng, hãy bắt đầu dùng tới chiến lược sử dụng con người.

  • Nói chuyện với họ

Nói chuyện với thành viên tiêu cực trong nhóm và cho họ thấy rằng hành vi thiếu đạo đức làm việc của họ đang ảnh hưởng đến tập thể chung như thế nào. Kiên nhẫn lắng nghe gốc rễ của vấn đề trước khi bạn quyết định nói ra điều bạn mong đợi ở nhân viên đó.

  • Đặt mục tiêu trong tầm với

Với tư cách cấp trên, đừng đặt các mục tiêu nằm ngoài khả năng của nhân viên, bởi điều này dù vô tình hay cố ý thì đều thúc đẩy sự chán nản và tự ti. Khi nhân viên chưa tự dự tính được điều đó, hãy giúp họ.

  • Lấy bản thân làm tấm gương đạo đức

Bạn đang coi trọng đạo đức công việc bản thân tới đâu? Bạn có luôn nỗ lực làm việc, đáp ứng thời hạn và lời hứa hằng ngày?

  • Sa thải họ trong trường hợp xấu nhất

Nếu khách quan cho thấy đạo đức công việc của một nhân viên không thể được cải thiện, bạn cần để nhân viên đó ra đi và giữ lại sự tích cực cho toàn đội nhóm.

Tạm kết

Đạo đức làm việc không phải là thứ tồn tại ngắn hạn, và cũng không thể trau dồi trong ngày một ngày hai. Đối với đội nhóm lại càng phức tạp hơn nữa: đạo đức phải bắt nguồn từ người quản lý – là bạn, và được triển khai một cách đồng đều và toàn diện trong đội ngũ thành viên. Chúc bạn thành công với quy trình 5 bước cơ bản được hướng dẫn trong bài viết này!

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Download miễn phí combo 5 tài liệu tuyển dụng-nhân sự chỉ với 1 click tại đây.

5 bước cơ bản để nâng cao đạo đức làm việc cho đội nhóm

Viết một bình luận