4 tuyệt kỹ ứng dụng nghệ thuật quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Nghệ thuật quản lý nhân sự là một cụm từ mỹ miều mà những lãnh đạo tài ba thường không thích khoe khoang về nó. Quá trình tìm hiểu về lĩnh vực này phải có được sự chia sẻ từ những người giàu kinh nghiệm và diễn ra trong khoảng thời gian đủ dài.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ mà chúng tôi nghiên cứu được về nghệ thuật quản người và dụng người hữu dụng nhất.

1. Liệu có một định nghĩa cho nghệ thuật quản trị nhân sự?

Khi search trên mạng cụm từ khoá “nghệ thuật quản trị nhân sự”, bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả trả về nhưng lại chẳng có cái nào thực sự hữu ích. Ngay cả một định nghĩa cơ bản cũng không hề có.

Khoa học chưa định nghĩa được chính xác về nghệ thuật này, nhưng chúng tôi đã đúc kết được một ý hiểu sát thực nhất với thực tế các doanh nghiệp hiện nay:

“Nghệ thuật quản lý nhân sự” là sự khéo léo và tinh tế trong việc tuyển người, dụng người, điều tiết các vấn đề nội bộ một cách trơn tru, đẹp lòng các bên nhằm nhắm tới mục tiêu cao nhất của tập thể chung.”

Vai trò của nghệ thuật quản lý nhân sự

Quản trị nhân sự đóng một vai trò then chốt trong vận hành doanh nghiệp, và nghệ thuật quản lý nhân sự lại là giá trị cốt lõi của nó. Đó là cái lõi của lõi. Nghệ thuật quản lý nhân sự là dung hòa của quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, phân tích và thấu hiểu cảm xúc.

Một người quản lý có thể tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo, tinh tế luôn là người có thể thực thi mọi kế hoạch HR và đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, thật dễ hiểu nếu bạn là một nhà quản lý nhân sự đạt được các yếu tố trên, bạn sẽ rất được lòng toàn thể công ty và được các bậc lãnh đạo cao hơn trọng dụng.

2. Các bài toán nhân sự cơ bản và lời giải của nghệ thuật quản lý nhân sự

Bài toán nhân sự to lớn ẩn chứa rất nhiều những tình huống làm đau đầu nhà quản lý nhân sự. Tuy nhiên, có những cách xử lý vô cùng khéo léo, hợp tình hợp ý mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Dưới đây là một vài ví dụ về những nghệ thuật như thế.

2.1. Nghệ thuật tìm kiếm và nuôi dưỡng ứng viên

Nói về nghệ thuật tuyển dụng, chúng ta có rất nhiều phương pháp và phương pháp nào cũng cần một chút chất “nghệ” trong đó. Dưới đây là một số phương pháp tuyển dụng đã được kiểm chứng thành công bởi nhiều doanh nghiệp:

  • Tận dụng các kênh kỹ thuật số

Không cần phải bàn về cách tiếp cận quảng cáo trên Google hay mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) bởi chúng đã chứng minh được hiệu quả, miễn là được tối ưu đúng cách. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Email để cập nhật tin tức cho các Subscribers của mình, miễn là đảm bảo nội dung thực sự hữu ích.

  • Tận dụng các mối quan hệ

Có lẽ người tài không phải tìm đâu xa khi bạn bè, đồng nghiệp, cấp dưới có thể giới thiệu những người quen của họ. Tuyển dụng gắn liền với sự tin tưởng như vậy giúp tăng tỷ lệ tìm được người phù hợp và tiết kiệm chi phí cho công ty. Với 6 bước để xây dựng chương trình tuyển dụng qua giới thiệu từ nhân viên, bạn đã giảm được 50% gánh nặng cho đội ngũ tuyển dụng.

  • Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Thương hiệu tuyển dụng cũng giống như thương hiệu trong kinh doanh. Nếu trong kinh doanh, khách hàng sẽ có ý thức mua hàng từ một thương hiệu uy tín thì trong tuyển dụng, các ứng viên sẽ xếp hàng dài chỉ mong được làm việc tại một công ty uy tín. Để làm được điều đó, công ty của bạn phải cho ứng viên thấy môi trường làm việc tốt, chế độ, chính sách tốt, đảm bảo đời sống bên ngoài công việc để họ có thể tập trung cống hiến.

  • Tận dụng nguồn tuyển dụng

Công ty của bạn có thể liên kết với các trường học, các trung tâm đào tạo hoặc các công ty săn đầu người uy tín để lấy liên hệ, theo dõi các ứng viên tiềm năng và kết hợp với những công ty đó để truyền thông cho mỗi mùa tuyển dụng của mình. Ngoài ra, các ứng viên bị loại thì chỉ nên bị loại ở thời điểm đó, bạn vẫn nên lưu trữ hồ sơ của họ vào những ứng dụng quản lý nguồn ứng viên hiệu quả bởi sau này những ứng viên đó có thể rất có giá.  

  • Quản lý dữ liệu ứng viên

Dữ liệu đang trở thành xu hướng của nền tuyển dụng 4.0. Một tập dữ liệu ứng viên đủ nhiều và khoa học sẽ giúp bạn ra quyết định tuyển dụng chính xác và đảm bảo hiệu quả tuyển dụng bền vững. Đội ngũ tuyển dụng của bạn cần quản lý những dữ liệu gì? Và bạn cần sử dụng công cụ hỗ trợ nào tốt nhất?

2.2. Nghệ thuật dùng người khôn ngoan

Ai cũng biết tầm quan trọng của việc sử dụng những con người đúng cho các vị trí đúng là quan trọng như thế nào tới sự sống còn của doanh nghiệp. Nghệ thuật dụng người nghe có vẻ cao siêu nhưng thực chất lại được vận dụng dễ dàng nếu người làm quản lý nhân sự nắm được cách thức.

Trước hết, hãy chuẩn bị sẵn từng mô tả cụ thể cho các vị trí nhân sự trong công ty của bạn. Đó không chỉ là cách viết tin tuyển dụng với công việc chính, yêu cầu công việc, mức lương,… mà còn có KPI công việc, năng lực liên quan và bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên hoặc đánh giá nhân sự.

Đọc thêm

Tham khảo mô tả cụ thể cho 60+ vị trí nhân sự trong doanh nghiệp tại đây.

Tham khảo mô tả cụ thể cho 60+ vị trí nhân sự trong doanh nghiệp tại đây.

Tiếp theo, đừng ngần ngại đánh giá định kỳ nhân viên trong công ty của bạn. Các dữ liệu và con số minh bạch ấy gần như sẽ quyết định ai là người thực sự phù hợp với vị trí nào, ai đã tiến bộ trong kỹ năng và ai là người biểu hiện làm việc kém,… Nếu cứ để mặc nhân sự của bạn không có tiêu chí đánh giá, năng suất làm việc sẽ sớm tụt giảm và các vị trí công việc tốt có thể sẽ bị chọn sai người.

Có nhiều phương thức đánh giá bạn có thể dùng, như mô hình ASK đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tếphương pháp đánh giá nhân viên 360 độ,… Chúng đã được ứng dụng ở nhiều công ty và đều phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể tinh tế hơn bằng cách quan sát, lắng nghe và thấu hiểu. Vấn đề lắng nghe và thấu hiểu sẽ được giải quyết triệt để khi bạn không coi bản thân như cấp trên và ở một giai tầng khác. Hãy ngồi xuống và dành thời gian nói chuyện hằng ngày, hằng tuần với nhân sự trong công ty của mình, nghe để tìm ra vấn đề của họ và giúp họ bằng những lời khuyên hay sự quan tâm. Họ sẽ bộc lộ ra con người thật, hoặc chí ít là tính cách và suy nghĩ trong cuộc giao tiếp ấy, giúp bạn định hình được phần nào những thứ phù hợp với họ. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ gặp phải nhân viên khéo miệng nói chuyện không thực sự chân thành, hãy quan sát anh ta nhiều hơn.

Khi bạn đã có đủ cơ sở để hiểu về các thành viên trong công ty, các quyết định về nhân sự trong công ty cần được điều phối hợp lý và rõ ràng thì mới mau chóng tìm được những mảnh ghép phù hợp.

2.3. Nghệ thuật mài sắc nhân tài

Đây là vấn đề lớn liên quan đến đào tạo. Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc doanh nghiệp có những ứng viên tài năng nhưng không hiểu sao sau khi vào công ty lại trở nên… bình thường. Khi hỏi rõ mới thấy khi vào công ty, họ từ những người trẻ khao khát cống hiến, sáng tạo lại chỉ được huấn luyện những nghiệp vụ cơ bản rồi cho làm đi làm lại trong một thời gian dài vô cùng nhàm chán. Làm sao họ phát huy hết khả năng và làm được những điều phi thường khi bị đè nén kéo dài như vậy?

Để tìm giải pháp cho việc này, bạn hãy đề xuất lên công ty (và kiêm luôn trưởng ban tổ chức nếu được) các buổi chia sẻ của những người giàu kinh nghiệm trong nội bộ, các dự án training cho các ứng viên tài năng, các buổi thuyết trình về điều mới học được của nhân viên, các tips mới về ứng dụng công nghệ trong công việc,…

“Vo lâu củ ấu cũng tròn” – người quản lý nhân sự phải vào cuộc quyết liệt và có quy trình đào tạo nội bộ hợp lý trong doanh nghiệp để mau chóng có nhân tài phụng sự.

2.4. Nghệ thuật chê trong thế khen

Có một thực tế là, sự thật thường gây mất lòng, thậm chí còn ảnh hưởng tới động lực làm việc và các mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty. Bởi vậy, phải chê trong thế khen mới là nghệ thuật thuyết phục chuẩn mà giữ được sự bình tĩnh của đôi bên.

nghe-thuat-quan-ly-nhan-su-01

Có giám đốc nhờ cô thư ký soạn thảo một email gửi đối tác nhưng bị thiếu mất một dòng cảm ơn. Thay vì mắng cô ra rả là học đại học chính quy ra mà không viết nổi một email tử tế thì ông khen cô viết hay, đúng chuẩn nhưng “Em có thể bổ sung cho anh dòng cảm ơn được không, nghe sẽ hay hơn nhiều. Sau này anh không có nhiều thời gian đọc toàn bộ thư, nhờ cậy cả vào em nhé!”

Một câu chuyện khác: Sau những thành công ban đầu của doanh nghiệp, một giám đốc đã nhận thấy sự chủ quan của lãnh đạo cấp dưới với công việc kinh doanh. Ông định gọi họp khẩn và cảnh cáo toàn thể nhân viên. Nhưng sau khi suy tính lại, ông đã cho tháo hết phần tựa lưng của nhiều chiếc ghế lãnh đạo trong văn phòng. Các vị trưởng phòng, quản lý đều hiểu ý và ngay lập tức thay đổi.

Cũng thật khó để đưa ra định nghĩa hay các bước làm cụ thể cho cách sử dụng nghệ thuật này. Đây là một nghệ thuật tuyệt diệu cần thời gian để trải nghiệm và trau dồi.

Kết luận

Chắc chắn còn nhiều những nghệ thuật quản lý nhân sự khác mà các cao nhân trong ngành vẫn ẩn mình nắm giữ. Sẽ cần nhiều thời gian hơn để chúng tôi và bạn khám phá thêm những tinh hoa trong lĩnh vực này. Vì vậy, đừng quên theo dõi Base Resources thường xuyên để được cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Tham khảo ngay “Toàn tập từ điển năng lực cho doanh nghiệp” bao gồm định nghĩa, biểu hiện hành vi các mức độ đánh giá cụ thể cho 30+ kỹ năng, hiểu biết, thái độ cần có trong doanh nghiệp tại đây.

4 tuyệt kỹ ứng dụng nghệ thuật quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Viết một bình luận