Với cương vị một người lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ 3 tác hại rõ ràng và trực tiếp của việc để xảy ra tình trạng làm việc không hiệu quả bên trong doanh nghiệp.
1. Hiệu quả làm việc thấp khiến cho lợi nhuận thấp
Đây là tác động rõ ràng đầu tiên mà chúng ta có thể nhận thấy. Năng suất và lợi nhuận có mối tương quan rất mạnh mẽ với nhau. Để có thể đưa được sản phẩm tới tay khách hàng, chủ doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn về mặt con người cũng như các trang thiết bị khác. Khi các nguồn lực này chỉ có thể sản xuất ra một lượng nhỏ sản phẩm hoặc chỉ có thể đưa một số ít sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, lợi nhuận thu về của doanh nghiệp khi ấy chắc chắn sẽ rất thấp.
Đối mặt với tình trạng đó, nhiều nhà quản lý lựa chọn cách ngừng tăng lương cho nhân viên, thậm chí còn cắt giảm một số loại chi phí khác. Phương thức này có thể kìm hãm sự gia tăng của chi phí đầu vào, thế nhưng nó cũng chẳng thể làm gia tăng hiệu quả làm việc. Khi ấy một giải pháp liên quan đến văn hóa doanh nghiệp hoặc phương thức quản lý là thứ mà chủ doanh nghiệp cần phải nhắm đến nhiều hơn.
2. Hiệu quả làm việc thấp kéo theo sự sụt giảm về quy mô
Hiệu quả làm việc thấp cũng góp phần gây nên sự sụt giảm về quy mô, mà được biết đến nhiều nhất đó chính là “sự sa thải” nhân viên. Khi một doanh nghiệp lâm vào tình cảnh làm việc không hiệu quả, nhiều nhà quản lý lựa chọn cách để cho một số nhân viên của mình phải ra đi. Động thái này cũng không làm gia tăng được hiệu quả làm việc, nhưng nó sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng cho doanh nghiệp về mặt chi phí lao động.
Dù vậy, việc sa thải nhân viên cũng để lại những tác động xấu nhất định, đặc biệt là đối với những người ở lại, khiến cho họ rơi vào tâm lý sợ bị sa thải và môi trường làm việc cũng vì thế mà trở nên nặng nề hơn. Bởi vậy người lãnh đạo doanh nghiệp cần hướng đến một cách tiếp cận tốt hơn, giải quyết bài toán hiệu quả làm việc thông qua việc thiết lập mục tiêu phù hợp với mỗi cá nhân, trên cơ sở một phương thức và công cụ quản lý có tính logic và bám sát được tiến độ công việc của từng nhân viên.
3. Hiệu quả làm việc thấp gây ra sự thiếu động lực và nghỉ việc
Những doanh nghiệp với hiệu quả làm việc thấp thường đi kèm với một tỷ lệ nghỉ phép và nghỉ việc tương đối cao.
Sự làm việc không hiệu quả cũng gây ra tình trạng thiếu động lực. Nếu nhân viên của bạn không quan tâm đến việc cải thiện hiệu quả làm việc, họ cũng có thể quyết định xin nghỉ việc bất cứ lúc nào.
Việc cảm thấy không được động viên cũng dễ khiến cho nhân viên của bạn rơi cảm thấy mất niềm tin vào những giá trị họ có thể đóng góp cho doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến quyết định xin nghỉ việc một cách đột ngột, bởi cảm giác những giá trị họ tạo ra giờ không còn được tôn trọng hoặc không còn ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Vì vậy những buổi đào tạo để nâng cao sự tự tin, hay những chiến lược động viên kịp thời đối với từng người sẽ là những thứ cần thiết mà một nhà quản lý cần phải chú ý đến.
Với những tác động kể trên, hiệu quả làm việc thấp hiện đang là một vấn đề thực sự đau đầu đối với không ít doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ chuyển mình của cuộc cách mạng quản lý 4.0.
Giải pháp cần thiết được đưa ra đó chính là một phương thức, một công cụ giúp nhà lãnh đạo có thể giám sát về mặt công việc của từng nhân viên, nắm bắt được tiến độ công việc hay những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải. Qua đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra những phương án xử lý hay động viên kịp thời.
Để cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung, đã đến lúc bạn tiếp cận với các phương pháp làm việc mới thực sự hiệu quả!
Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, Sacombank, VPBank, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Vissan, Tân Á Đại Thành, Hoà Bình Minh, Decathlon, Huy Thành Jewelry, Bamboo Airways, Novaland Group, Phục Hưng Holdings, PCC1, Đại Học Văn Lang, Đại Học Ngoại Thương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books,…
Tải MIỄN PHÍ ebook “Giải pháp thay thế cho Excel và Email trong quản lý công việc” để cân nhắc về các cơ hội của mình!