Chuyển đổi số #1 : Định nghĩa và bản chất – Vì sao doanh nghiệp lạc đường?

89% các doanh nghiệp thất bại: Chuyện gì đã xảy ra?

Con số 11% là một thống kê giật mình nhưng cũng không đáng ngạc nhiên. Chuyển đổi số là điều mà rất nhiều doanh nghiệp đã và đang làm, nhưng nó không hề dễ dàng nên mới có nhiều người thất bại đến vậy. Và bản chất của những bài học đắt giá đó là: Không hiểu được Chuyển đổi số thực sự là gì – không phải về những định nghĩa và vai trò mà bạn có thể tìm đầy rẫy trên Google, mà là bản chất của Chuyển đổi số và cách mà nó có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.

1. Digital transformation – Chuyển đổi số là gì?

Đọc được định nghĩa thì đơn giản, không hiểu được cốt lõi của Chuyển đổi số mới là vấn đề  khiến cho các nhà lãnh đạo và quản lý mất phương hướng khi nhanh nhanh chóng chóng áp dụng công nghệ để rồi gục ngã ngay từ những bước đi đầu tiên tiến vào kỷ nguyên số.

Khi nhắc đến chuyển đổi số, người ta thường dành hoàn toàn sự chú ý đến phần “số” mà bỏ qua phần “chuyển đổi”. Họ nghĩ chỉ cần mua và áp dụng công nghệ là năng suất của doanh nghiệp sẽ cải thiện ngay lập tức. 

Về cơ bản, Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

dinh-nghia-chuyen-doi-so-02

Chuyển đổi số không phải đơn giản là về những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để tạo ra hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường.

2. Sự khác nhau giữa Digitization, Digitalization và Digital Transformation?

dinh-nghia-chuyen-doi-so-01

2.1. Digitization is the move from analog to digital – Số hóa là bước chuyển từ analog sang kỹ thuật số.

Cách đây không lâu, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các doanh nghiệp đều lưu trữ hồ sơ trên giấy. Cho dù viết tay vào sổ cái hoặc nhập vào tài liệu, các dữ liệu kinh doanh đều tương tự như nhau. Chúng yêu cầu bạn phải xử lý các tài liệu cứng – giấy tờ và các con dấu, máy in xeroxes và fax nếu muốn thu thập hay chia sẻ thông tin.

Sau đó, máy tính trở thành xu hướng và hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi tất cả các bản lưu trữ trên giấy sang các tệp máy tính kỹ thuật số. Đây được gọi là số hóa: quá trình chuyển đổi thông tin từ analog sang kỹ thuật số. Và đây cũng có thể coi là  bước tin học hóa, một phần của quá trình chuyển đổi số.

Dữ liệu số cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn theo cấp số nhân so với trước đây, nhưng các hệ thống và quy trình kinh doanh vẫn được thiết kế chủ yếu xoay quanh các ý tưởng thời đại tương tự về cách tìm, chia sẻ và sử dụng thông tin.

Việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn nhiều khi nó đã được số hóa, nhưng cách thức mà các doanh nghiệp sử dụng các bản ghi kỹ thuật số mới của họ phần lớn bắt chước các phương pháp tương tự cũ. Các hệ điều hành máy tính thậm chí còn được thiết kế tương tự biểu tượng của các thư mục tệp để cảm thấy quen thuộc và ít bỡ ngỡ hơn với người dùng mới.

2.2. Digitalization is using digital data to simplify how you work – Sử dụng dữ liệu số để đơn giản hóa cách bạn làm việc

Quá trình sử dụng thông tin số hóa để làm cho các cách thức hoạt động đơn giản và hiệu quả hơn được gọi là Digitalization. Một lưu ý từ được hình thành ngay từ ở định nghĩa: Số hóa không phải là về việc thay đổi cách bạn kinh doanh hoặc tạo ra các loại hình doanh nghiệp mới. Đó là về việc vẫn tiếp tục cách thức làm việc đó nhưng nhanh hơn và tốt hơn – bằng khả năng truy cập dữ liệu ngay lập tức mà không cần phải tìm kiếm ở những tủ tệp nằm đâu đó trong kho lưu trữ đầy bụi bặm.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ về dịch vụ khách hàng, cho dù trong bán lẻ, lĩnh vực hoạt động, hoặc một call-center: Số hóa đã thay đổi dịch vụ bằng cách làm cho việc lưu trữ và tìm kiếm hồ sơ khách hàng dễ dàng và có thể truy xuất thông qua máy tính một cách nhanh chóng. Rõ ràng quá trình cơ bản của dịch vụ khách hàng không thay đổi nhưng đã trở nên hiệu quả hơn nhiều khi việc tìm kiếm sổ sách thủ công được thay thế chỉ bằng vài lần nhấp phím trên máy tính hoặc thiết bị di động.

2.3. Digital transformation adds value to every customer interaction – Chuyển đổi số tăng thêm giá trị cho mọi tương tác của khách hàng

Chuyển đổi số – digital transformation – đang thay đổi cách thức kinh doanh hiện tại và trong một số trường hợp, nó tạo ra các tầng lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới. Với chuyển đổi số, các doanh nghiệp bắt buộc phải lùi lại một bước và xem xét toàn bộ mọi thứ họ đang làm, từ hệ thống nội bộ đến tương tác của khách hàng bằng cả online và trực tiếp. Họ đặt ra những câu hỏi lớn như: Liệu chúng ta có thể thay đổi quy trình làm việc để ra các quyết định tốt hơn, thay đổi cuộc chơi hiệu quả hơn hay trải nghiệm khách hàng được nâng cao lên với nhiều tính cá nhân hóa hơn không?

Một chiến lược chuyển đổi số tận dụng đầy đủ các tiềm năng và cơ hội của công nghệ nhằm thực hiện mọi thứ một cách nhanh hơn, tốt hơn và sáng tạo hơn trong lương lai. Một hành trình chuyển đổi số cần một cách tiếp cận theo giai đoạn với các lộ trình rõ ràng với nhiều bên liên quan.

Netflix là một ví dụ tuyệt vời trong việc tạo ra một mô hình thông minh, hiệu quả và đột phá để tận dụng công nghệ. Mô hình vận hành đầu tiên của Netflix là cho phép khách hàng thuê video bằng cách chọn trực tuyến, sau đó, chuyển đĩa băng đó đến thẳng hộ gia đình của họ bằng đường bưu điện. 

Một năm sau, Reed Hastings đã chuyển từ việc cho thuê đơn lẻ từng đĩa DVD thành đăng ký thuê trực tuyến và trả phí theo tháng. Bước đi này của Netflix đã tạo nên nhiều sự tiện lợi cho khách hàng, giảm thiểu hoàn toàn các khoản phí do trả muộn, đồng thời, quy trình quản lý và vận hành của doanh nghiệp cũng được tinh gọn hơn.

dinh-nghia-chuyen-doi-so-05

Tính đến thời điểm này, Netflix được coi là nền tảng xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới, với 11,7 tỷ USD doanh thu trong năm 2017 và sở hữu 125 triệu khách hàng, tất cả đều đang trả phí hàng tháng. Đó là cách mà chuyển đổi số đang hoạt động: tận dụng các công nghệ có sẵn để quyết định cách thức hoạt động của một doanh nghiệp.

3. Trong cuộc đua chuyển đổi số, công nghệ là nguyên liệu không thể thay thế

Một yếu tố chính để công cuộc chuyển đổi số thành công chính là hiểu được tiềm năng của công nghệ. Điều đó không có nghĩa câu hỏi là chúng ta sẽ làm được mọi việc nhanh hơn bao nhiêu nếu có công nghệ – mà thay vào đó là: “Công nghệ này thực sự có khả năng gì và chúng ta có thể điều chỉnh quy trình và công việc như thế nào để tận dụng tối đa các khoản đầu tư công nghệ của mình?”

Trước Netflix, mọi người đã chọn phim để thuê bằng cách đến các cửa hàng và lướt qua các kệ băng và đĩa để tìm kiếm thứ gì đó có vẻ hay. Giờ đây, các thư viện nội dung số được phục vụ trên các thiết bị cá nhân, hoàn hảo với các đề xuất và đánh giá dựa trên sở thích cá nhân của người dùng.

Rõ ràng đây là bước đánh sập các lối mòn truyền thống của doanh nghiệp cho thuê video trực tiếp. Truyền phát trực tuyến đã bắt Netflix phải xem xét những gì mình có thể làm với công nghệ sẵn có, dẫn đến những bước đổi mới táo báo và đúng đắn như một hệ thống đề xuất phim cho người xem bởi trí tuệ nhân tạo. Đó mới là Chuyển đổi số: Tận dụng tối đa bộ phận IT của bạn!

4. Vậy cứ áp dụng công nghệ tất sẽ thành công?

Hoàn toàn sai!

Nghịch lý thay, công nghệ nên là mối quan tâm sau này trong chuyển đổi kỹ thuật số. Công nghệ rốt cuộc cũng chỉ là một thứ công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ chẳng thể đảm bảo được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ. Một công ty mà nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới, thì đừng mong có một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp. 

dinh-nghia-chuyen-doi-so-08

Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận mà hơn hết, nó phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó, phải được xây dựng và thực hành trong một chiến lược lâu dài và kiên định.

Chỉ sau khi có một chiến lược đúng đắn, văn hóa và mô hình kinh doanh mới được áp dụng, các công ty lúc đó mới có thể đánh giá các công nghệ hiện tại của họ dựa trên các mục tiêu của chuyển đổi để tìm ra các lỗ hổng chức năng hoặc dữ liệu. Chuyển đổi số chỉ xảy ra khi con người, doanh nghiệp và công nghệ kết hợp lại và được hướng dẫn bởi một chiến lược kinh doanh rộng lớn hơn. Thành công đến khi các tổ chức có thể sử dụng hiệu quả dữ liệu được tạo bởi hoặc thông qua công nghệ theo cách cho phép thay đổi kinh doanh diễn ra linh hoạt.

5. Chuyển đổi số bắt đầu và kết thúc ở khách hàng: Phải thay đổi để thích ứng!

Chuyển đổi số bắt đầu và kết thúc ở suy nghĩ phải thu hút được khách hàng, nó vượt qua những vai trò truyền thống như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Chỉ có điều này mới khiến một doanh nghiệp bền vững và phát triển.

Và chuyển đổi số cũng định hình lại cách các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Thay vì chờ khách hàng tìm đến bạn dù trực tiếp hay gọi đến tổng đài như mô hình lỗi thời trước đây, các doanh nghiệp nắm bắt lấy phương tiện truyền thông xã hội như một cơ hội để mở rộng dịch vụ bằng cách gặp gỡ khách hàng trên chính nền tảng sự lựa chọn của họ.

Tất nhiên khiến cho các call-center và bàn dịch vụ tại cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn để tối đa hóa doanh thu với công nghệ là điều tất nhiên. Nhưng chuyển đổi số chỉ thực sự đúng nghĩa khi bạn xem xét tất cả công nghệ sẵn có và nghĩ cách điều chỉnh doanh nghiệp để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn như thế nào. Hãy nhớ rằng, phương tiện truyền thông sinh ra không phải để thay thế các call-center, mà nó hỗ trợ để dịch vụ khách hàng tốt hơn!

“Mỗi dự án Chuyển đổi số sẽ bắt đầu và kết thúc với khách hàng, tôi có thể thấy điều đó trong tâm trí của mỗi CEO mình đã nói chuyện.”

Marc Benioff, chủ tịch và giám đốc điều hành Salesforce.

6. Chuyển đổi số – xu hướng không thể đi ngược

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt các doanh nghiệp (DN) vào một cuộc đua sinh tử. Nếu chậm chân và không kịp thời chuyển đổi, họ sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của mình trong tương lai.

Cuộc đua này khốc liệt đến mức, theo kết quả một cuộc khảo sát, vòng đời của một công ty được sử dụng để tính toán ra Chỉ số S&P 500 cũng đã rút ngắn từ hơn 50 năm trong thế kỷ trước xuống còn 15 năm ở thời điểm hiện tại. Và sẽ có 4/10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Tìm hiểu ngay Bộ tài liệu Chuyển đổi số viết riêng cho ngành bán lẻ, bao gồm 3 ấn phẩm TẠI ĐÂY

Viết một bình luận