Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên tuyển dụng (dùng được ngay)

Khi một ứng viên đến phỏng vấn, các nhà tuyển dụng luôn theo dõi quá trình trả lời để đánh giá được tiềm năng cốt lõi của ứng viên này. Nhưng buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh, và nhiều khi có quá nhiều ứng viên khiến bạn không thể ghi nhớ hết tất cả. Đó là lý do vì sao bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng ra đời nhằm lưu trữ thông tin và đưa ra những đánh giá sát sao về ứng viên tại thời điểm phỏng vấn, đồng thời hữu ích cho các nhà chuyên môn ngồi lại để đưa ra quyết định sau này.

1. Bảng đánh giá năng lực ứng viên là gì?

Bảng đánh giá năng lực ứng viên là một biểu mẫu lập sẵn theo cấu trúc từng phần của buổi phỏng vấn, được thiết kế hợp lý giúp nhà tuyển dụng có thể ghi chép nhanh về ứng viên của mình. Mỗi một biểu mẫu tương đương cho một ứng viên và có phần chấm điểm nhanh bên cạnh phần ghi chú để nhà tuyển dụng có thể đưa ra những thông số nhanh gọn và chính xác nhất.

2. Ưu, nhược điểm của bảng đánh giá năng lực ứng viên

Ưu điểm

Việc sử dụng biểu mẫu đánh giá năng lực ứng viên tuyển dụng có thể đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giữ sự tập trung: Khi đã có một danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, bạn chỉ cần triển khai tới nhân viên toàn bộ phận HR theo đúng kế hoạch. Việc biết trước mình cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên và việc không phải ứng biến nhiều sẽ giúp bạn và ban phỏng vấn tập trung vào quá trình phỏng vấn hơn.
  • Tạo sự minh bạch: Khi nghe ứng viên trả lời, chắc hẳn ban phỏng vấn sẽ đưa ra những đánh giá tại đúng thời điểm nhất, mà đến lúc ngồi lại bàn bạc họ sẽ không còn cảm quan đó nữa. Việc nhanh chóng ghi lại các chi tiết ấn tượng, đánh giá kèm theo số điểm sẽ giúp quá trình sàng lọc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
  • Tạo sự công bằng: Mọi ứng viên đều được đánh giá trên thang điểm cố định, mọi thành viên trong ban phỏng vấn đều chấm trên bảng biểu với cùng tiêu chí đó, giúp sự công bằng sẽ được đảm bảo hơn.
  • Cải thiện năng lực của quản lý nhân sự: Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng phải được xây dựng dựa trên mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí. Việc này buộc nhà quản lý phải đào sâu và nghiên cứu để khai thác hết các thông tin phục vụ cho chiến dịch tuyển dụng – điều này phần nào sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị.
  • Cải thiện làm việc nhóm trong bộ phận Nhân sự: Đây là lúc khi ban đại diện phỏng vấn ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định. Sẽ có những tranh cãi xảy ra nhưng nó sẽ không quá to tát nếu bạn đã chuẩn bị sẵn bảng đánh giá rõ ràng để làm căn cứ cho mọi lời giải thích.

Nhược điểm

Cũng có một vài lý do có thể khiến nhiều nhà tuyển dụng không lựa chọn bảng đánh giá ứng viên:

  • Hạn chế sự tương tác, tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên: Khi mà phải chăm chăm chấm điểm và ghi chép, thật khó để người phỏng vấn giữ được tương tác nhiều với ứng viên. Tương tác ở đây thường là chỉ tương tác về giao tiếp và cử chỉ nhìn.
  • Mất tự nhiên: Nhiều khi ban phỏng vấn dành quá nhiều thời gian cho ghi chép và khi ngẩng đầu lên thì ứng viên đã trả lời xong rồi. Sau đó, họ sẽ phải nhìn một cách trực tiếp vào tờ giấy để xem câu hỏi tiếp theo là gì. Đây là những sự cố hi hữu không mong đợi.
  • Mất thời gian và công sức: Đối với những kế hoạch tuyển dụng có KPI lớn, sẽ mất thời gian cho HR  khi phải vừa phỏng vấn, thu thập các thông tin, ghi chép, đánh giá, vừa nhắc nhở, thuyết phục các trưởng bộ phận chuyên môn.
     

Có một cách hữu hiệu để giải quyết các khó khăn trên là phân chia nhiệm vụ phỏng vấn. Người trưởng phòng chuyên môn sẽ có công việc phỏng vấn và đánh giá về chuyên môn của các ứng viên. Bạn – trưởng phòng nhân sự – sẽ giám sát và xem xét tính cách của ứng viên này. Cuối cùng, mỗi buổi phỏng vấn sẽ có một thư ký giúp 2 người tổng hợp lại ghi chép để chuẩn bị cho cuộc thảo luận.

3. Tiêu chí cho một bảng đánh giá ứng viên hiệu quả

Do các bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng sẽ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp và từng vị trí nên việc đưa ra một mẫu chung sẽ không hợp lý. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra các tiêu chí ứng viên chi tiết để những nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ và đánh giá chất lượng trước, rồi sau đó sẽ cung cấp một bảng biểu mẫu tham khảo.

Một bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng có những tiêu chí sau:

Đưa ra các tiêu chí đánh giá cho từng vị trí cần tuyển dụng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là liệt kê được các tiêu chí để đánh giá ứng viên dựa trên mô tả công việc của từng vị trí. Một cách phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng bộ khung năng lực, trong đó bao gồm các năng lực cần có và các mức độ biểu hiện. Ở một số mẫu khung năng lực còn có kèm cả bộ câu hỏi kiểm tra năng lực để bạn sử dụng.

Đọc thêm

Tham khảo bộ khung năng lực cho 60+ vị trí trong doanh nghiệp tại đây

Bộ câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ

Sau khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, giờ là lúc bạn bắt tay xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn. Với câu hỏi chuyên môn nghiệp vụ, đây là công việc của trưởng bộ phận quản lý vị trí cần tuyển. Họ là người am hiểu nghiệp vụ nhất và hiểu đâu là điều cần thiết cho công việc của họ. Những người trưởng bộ phận này sẽ đưa ra những câu hỏi liên quan đến chuyên môn của ứng viên và bên Nhân sự có trách nhiệm tổng hợp chúng.

Bộ câu hỏi về tính cách và thái độ

Đây là công việc của phòng Nhân sự để giúp họ đánh giá độ phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay ước lượng thời gian hòa nhập với môi trường làm việc tại đây. Trong một số trường hợp, đó hoàn toàn có thể là yếu tố quyết định với việc tuyển dụng.

Các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ

Hiện nay tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ có thể không quá bắt buộc như ngày trước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bằng cấp hay chứng chỉ không quan trọng, đặc biệt đối với những vị trí yêu cầu chuyên môn cao như kế toán, giáo viên,…

Đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí tuyển dụng

Ở bước cuối cùng này, bạn nên dành thời gian để đánh giá tổng thể về ứng viên của mình. Những đánh giá quý báu này có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên và so sánh khách quan hơn giữa các ứng viên, để từ đó đưa ra các quyết định.  

4. Mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng

Dưới đây là một mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng đã bao gồm các tiêu chí cũng như thành phần đầy đủ, chuẩn hoá:

danh-gia-ung-vien-tuyen-dung-2018-01

Mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng được chuẩn hoá

5. Công cụ hỗ trợ đánh giá ứng viên

Năm 2021 là một năm của kỷ nguyên HR 4.0, việc đánh giá ứng viên đã được công nghệ hoá bằng các phần mềm chuyên dụng. Ví dụ như Base E-hiring – phần mềm hỗ trợ tuyển dụng có tích hợp tính năng đánh giá ứng viên ngay trên hệ thống.

Với Base E-hiring, bạn có thể thiết lập sẵn các tiêu chí đánh giá và trọng số cho từng tiêu chí của một vị trí cụ thể.

danh-gia-ung-vien-tuyen-dung-2018-02

Mỗi vị trí tuyển dụng có các tiêu chí đánh giá và trọng số riêng của từng tiêu chí

Trong quá trình phỏng vấn, điểm số cho từng tiêu chí sẽ được nhập và hệ thống sẽ tự động tính ra số điểm trung bình dựa trên trọng số. Doanh nghiệp có thể cử một ban đại diện cùng tham gia phỏng vấn, và kết quả cuối cùng sẽ là số điểm trung bình cộng của từng người trong ban.

Giao diện đánh giá ứng viên trên hệ thống Base E-hiring

Bạn cũng có thể lưu lại các ghi chú, nhận xét ngay trên giao diện Base E-hiring và chúng sẽ được lưu tự động cùng với điểm đánh giá. Hơn nữa, tính năng thu âm cuộc phỏng vấn video call ngay trên hệ thống giúp bạn có được một bản tài liệu chính xác lâu dài về sau, giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng.

Base.vn – Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +8000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, MB, Sacombank, VPBank, Vissan, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Decathlon, Bamboo Airways, Ninja Van Việt Nam, Rạng Đông, Á Đông ADG, Nagakawa Group, CenLand, Địa Ốc Him Lam, Ecopark, Amber Academy, Goldsun Media Group, Urbox, Medipharco, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books…

Để nhận tư vấn và hỗ trợ demo trải nghiệm phần mềm tuyển dụng Base E-hiring, đăng ký tại đây.

Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên tuyển dụng (dùng được ngay)

Viết một bình luận