5 bước xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh

Với mỗi startup, tất cả những gì quan trọng ban đầu là cung cấp ra thị trường một sản phẩm tuyệt vời, sau đó dần dần mở rộng quy mô nhân sự. Tuy nhiên, khi công ty của bạn bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, đã đến lúc bạn phải thực sự quan tâm tới văn hoá doanh nghiệp, bởi nó hằng ngày hằng giờ ảnh hưởng tới cách nhân viên của bạn suy nghĩ và hành xử.

Tăng trưởng nhanh luôn tuyệt vời đối với các chủ doanh nghiệp nhưng đôi khi có thể gây khó chịu cho nhân viên. Rất có thể khối lượng công việc sẽ nhiều hơn, có nhiều trách nhiệm mới, khách hàng đòi hỏi nhiều hơn,… và môi trường làm việc thay đổi quá nhanh khiến nhân viên cảm thấy không còn an toàn với hiện tại.

Bên cạnh đó, những cám dỗ về tiền bạc, vị thế, quyền lực,… khi trên đà tăng trưởng dễ khiến các giá trị cốt lõi và EVP của doanh nghiệp bị lệch lạc, sai trái.

Văn hóa công ty mạnh mẽ là chìa khóa để giữ đội ngũ của bạn cùng nhau đối mặt với sự tăng trưởng này. Văn hóa không chỉ đề cập đến những kỳ vọng, giá trị và niềm tin của tổ chức mà còn bao gồm cả thể chất, tâm lý và cảm xúc của từng nhân viên.

xay-dung-van-hoa-dn-dang-tang-truong-01

Bên cạnh tiêu chí tài chính, doanh nghiệp đang tăng trưởng cần phải đặc biệt quan tâm tới nhiều yếu tố khác, điển hình là xây dựng văn hoá

Điều cốt yếu của văn hoá doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh là khiến nhân viên cảm thấy họ đang ở trong một môi trường làm việc tiềm năng, trong đó họ có thể giao tiếp, hợp tác và nhận về cơ hội phát triển.

Điều này không phải là dễ, nhưng bạn có thể đạt được khi làm theo chỉ dẫn 5 bước dưới đây.

1. Xác định mục tiêu văn hoá rõ ràng

Giống như mọi dự án xây dựng khác, bạn cần biết mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì. Đây là bước cần thiết đầu tiên để thành quả xây lên của bạn dù trọn vẹn hay dở dang cũng không phải điều vô ích.

Định nghĩa văn hóa lý tưởng của bạn có thể là đảm bảo rằng không có nhân viên nào nghỉ việc trong khi tất cả đang cùng nhau trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng này. Cũng có thể bạn muốn thấy nhân viên của mình cải cách thành công một số chuyên môn cụ thể như chăm sóc khách hàng hoặc thương hiệu tuyển dụng.

Dù mục tiêu của bạn là gì, điều quan trọng là bạn phải xác định ngay từ đầu và cụ thể hoá chúng thành các thói quen và hành vi cụ thể để nhân viên áp dụng.

Một lần nữa, cũng giống như quá trình tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp, muốn đạt được mục tiêu văn hoá không chỉ đòi hỏi nỗ lực của người tham gia mà còn phụ thuộc vào cách người dẫn đầu xác định mục tiêu đúng đắn.

2. Truyền đạt giá trị văn hoá vào công việc hằng ngày của nhân viên

Một trong những rào cản đáng ngại nhất mà các công ty phải đối mặt trong xây dựng văn hóa là khiến nhân viên hiểu rằng họ cần thiết phải tham gia. Doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh càng khó khăn hơn nữa, bởi nhân viên đang bị áp lực bởi nhiều mối quan tâm khác như vượt 150% KPI, báo cáo định kỳ hằng tuần – tháng – năm hay lộ trình công danh mới.

Một tấm poster kêu gọi với hình ảnh của CEO rất bắt mắt và thú vị, nhưng suy cho cùng cũng chỉ là một cử chỉ tượng trưng để nhân viên biết rằng doanh nghiệp đang cố gắng để xây dựng một nền tảng văn hoá mới.

Còn việc bản thân nhân viên có đã, đang và cần thiết tham gia vào việc đó hay không, họ chỉ có thể trả lời “CÓ” khi bạn đã truyền đạt các giá trị văn hoá mục tiêu vào công việc hằng ngày của họ.

van-hoa-dn-tang-truong

Chỉ khi nhận thức được rõ ràng giá trị của việc xây dựng văn hoá, nhân viên mới sẵn sàng tham gia

Bạn cần đan xen các giá trị văn hoá công ty mong muốn vào từng giai đoạn của vòng đời quản trị nhân sự: từ tuyển dụngonboardingđào tạo tại chỗđánh giá hiệu suất, khen thưởng và thậm chí là chính sách nghỉ việc. Những lĩnh vực này đều có tác động trực tiếp và hữu hình đến tâm lý và hành động của nhân viên.

Có rất nhiều cách để cụ thể hoá các giá trị văn hoá trong công ty bạn. Ví dụ, nếu một trong số đó là tính linh hoạt, hãy giao nhiều nhiệm vụ hơn cho từng nhân viên thay vì để mỗi người chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất. Nếu công ty bạn ưu tiên sự cân bằng cuộc sống, hãy xem xét nói không với giao việc và deadline vào cuối tuần.

3. Giữ tất cả nhân viên thành người trong cuộc

Truyền thông nội bộ là một trong những bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất. Khi doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh, sự thống nhất trong toàn thể đội ngũ nhân sự là yếu tố tiên quyết bạn cần để tâm. Việc các nhà quản lý và nhân viên có cùng cái nhìn và chung tay xây dựng văn hoá cũng không ngoại lệ.

Nhân viên phải hiểu văn hóa của doanh nghiệp và tại sao nó lại quan trọng với cả bạn và họ.

Các nỗ lực xây dựng văn hóa của bạn nên bao gồm thời gian cho các cuộc họp, trải nghiệm thực tế và các buổi gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên. Những cuộc trò chuyện được tạo điều kiện này sẽ giúp xây dựng tinh thần làm việc nhómgiải quyết mâu thuẫn nội bộ và giúp củng cố lại niềm tin của nhân viên về đội nhóm và doanh nghiệp.

Một ý tưởng thú vị khác mà bạn có thể áp dụng là tổ chức cuộc họp 1-1 để tạo cơ hội thoải mái chia sẻ mối quan tâm của bạn và nhân viên, theo một cách không bị ràng buộc cấp trên – cấp dưới. Mỗi cá nhân sẽ cảm thấy họ được tôn trọng hơn và thực sự là một người trong cuộc.

Đọc thêm: Thấu hiểu nhân viên của bạn chỉ với 5 câu hỏi dùng trong cuộc họp 1-1

4. Tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng của nhân viên

Một trong các bí kíp hiệu quả khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp là việc trao thưởng cho nhân viên có biểu hiện tốt. Trước khi bạn đạt được mục tiêu văn hoá và nhân viên hoàn toàn thích nghi với nó, quá trình chắc hẳn không hề dễ dàng.

Lợi ích của bạn khi doanh nghiệp tăng trưởng rất dễ thấy, và theo lẽ hiển nhiên, nhân viên cũng xứng đáng có được điều gì đó. Ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình, các ưu đãi như tiền thưởng thêm hay ngày nghỉ hưởng lương sẽ là động lực tuyệt vời cho sự cống hiến.

Bên cạnh đó, có một sự thật thú vị là nhân viên ưa thích sự công nhận đơn giản hơn các phần thưởng hữu hình. Bởi vậy, khi một nhân viên đóng góp tích cực cho văn hoá mới theo như bạn kỳ xọng, đừng ngần ngại mà không đề cập tới họ trong cuộc họp toàn thể nhân viên.

Đây là một mẹo tâm lý phổ biến, rằng khi giá trị của output (đầu ra) tăng lên, con người có xu hướng cố gắng đóng góp thêm nhiều input (đầu vào) để cân bằng tỷ suất cho-nhận.

Đọc thêm: Cách tạo động lực cho nhân viên nhờ vào học thuyết cân bằng cho – nhận

5. Có sự góp mặt trực tiếp của các nhà lãnh đạo và quản lý

Bạn không thể vẽ ra một lộ trình cho văn hoá doanh nghiệp rồi để mặc nhân viên tự di chuyển được. Mặc dù đã có mục tiêu cụ thể ngay từ đầu, nhưng văn hóa có được định hình nhanh chóng và đi đúng hướng hay không phụ thuộc vào công sức của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Hãy tin tưởng rằng các nhà quản lý có thể làm nên sự tăng trưởng kinh tế của công ty, nên họ cũng có đủ tài năng để dẫn đầu công cuộc xây dựng văn hoá mới.

van-hoa-dn-dang-tang-truong

Nhà quản lý cần gương mẫu đi đầu trong công cuộc xây dựng văn hoá mới

Cũng nên nhớ rằng cấu trúc doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển văn hóa.

Ví dụ, một sơ đồ phân cấp thứ bậc lỗi thời bắt buộc nhân viên báo cáo cho 1 quản lý trực tiếp, và nhà quản lý đó không biết làm gì hơn ngoài trách nhiệm giám sát thật chặt. Đi ngược lại điều đó, Apple đã cho phép đội ngũ designer trong công ty báo cáo trực tiếp lên chính CEO. Kết quả, chính sách này đã làm tăng cao tính minh bạch và hiệu quả làm việc của đội ngũ.

Thậm chí bạn và đội ngũ C-levels của công ty cũng được khuyến khích nên dành ra vài ngày để làm việc trên tuyến đầu – tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn sẽ hiểu được bạn cần xây dựng những gì ở văn hoá để có lợi nhất cho tập thể.

Nếu bạn tự hào doanh nghiệp mình có thể vừa tăng trưởng vừa đổi mới, hãy chứng minh nó bằng sự cải tiến trong tư duy quản trị ngay hôm nay.

Tạm kết

Với hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở trên, bạn sẽ không còn lo lắng công ty bị cuốn trôi theo cám dỗ của giai đoạn tăng trưởng nhanh nữa. Nền tảng văn hoá này cũng sẽ hữu ích rất nhiều cho tương lai sau này, khi bạn đã thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công và giữ mọi thứ ở mức ổn định.

Bên cạnh các bài blog chất lượng, Cộng đồng HR 4.0 | Base People còn đem tới các bạn những số tạp chí online được biên soạn kĩ lưỡng với hàm lượng kiến thức sâu rộng, phục vụ thiết thực cho công việc hàng ngày của những người làm tuyển dụng-nhân sự và quản lý doanh nghiệp.

Download miễn phí E-book công thức xây dưng văn hóa doanh nghiệp chỉ với 1 click tại đây.

5 bước xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh

Viết một bình luận